Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng chiết khấu hối phiếu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 61 - 63)

Chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng thương mại là một giao dịch thương mại thể hiện mối quan hệ mua bán hối phiếu mà hình thức pháp lý của quan hệ đó chính là một hợp đồng, hợp đồng đó gọi là hợp đồng chiết khấu hối phiếu. Hoạt động này cũng là một hoạt động cấp tín dụng vì bên nhận chiết khấu sẽ phải ứng trước một khoản tiền để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và chỉ thu hồi được sau một khoảng thời gian nhất định, đồng thời nghiệp vụ chiết khấu phải dựa trên sự tín nhiệm của khách hàng, và mọi hoạt động trong lĩnh vực này đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng, ngoài ra việc thực hiện chiết khấu chỉ dựa chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn là tiền gửi.

Theo Thông tư 04/2013/TT – NHNN, hợp đồng chiết khấu công cụ

chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín

dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc chiết khấu (sau đây gọi tắt là hợp đồng chiết khấu).

Xuất phát từ bản chất chung của một hợp đồng và từ những đặc trưng riêng của hoạt động chiết khấu hối phiếu ta có thể định nghĩa hợp đồng chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại như sau: Hợp đồng chiết khấu hối phiếu là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng thương mại với tổ chức, cá nhân (khách hàng) nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên về việc chiết khấu hối phiếu.

Từ định nghĩa trên ta thấy hợp đồng chiết khấu hối phiếu có những đặc điểm sau:

57

Thứ nhất, về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng: một bên bao giờ cũng là ngân hàng thương mại gọi là bên nhận chiết khấu và bên kia là tổ chức, cá nhân gọi là khách hàng (bên đề nghị chiết khấu). Cả bên nhận chiết khấu và bên đề nghị chiết khấu đều phải thỏa mãn những điều kiện nhất định do pháp luật quy định.

Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng: đó là các hối phiếu chưa đến hạn thanh toán được các bên thỏa thuận mua bán và ghi rõ trong hợp đồng. Cụ thể, cái mà các bên trong hợp đồng hướng tới chính là trái quyền (quyền đòi nợ) của người sở hữu hối phiếu đó đối với người thụ trái (người phải trả) khi hối phiếu đến hạn thanh toán.

Thứ ba, về hình thức pháp lý thì hợp đồng chiết khấu hối phiếu bao giờ cũng phải lập thành văn bản.

Thứ tư, về cơ chế thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng chiết khấu hối phiếu, khách hàng phải chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu cho ngân hàng thương mại trước, sau đó ngân hàng thương mại trả một số tiền cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển sang tài khoản tiền gửi của họ. Kể từ thời điểm được chuyển giao quyền sở hữu đối với hối phiếu, ngân hàng thương mại chính thức trở thành người có quyền để thực hiện quyền yêu cầu (quyền đòi tiền) đối với người có nghĩa vụ thanh toán cho hối phiếu khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Tùy vào hối phiếu là hối phiếu nhận nợ hay hối phiếu đòi nợ mà người thanh toán có thể là người phát hành, người bị ký phát hoặc có thể là người chuyển nhượng, người bảo lãnh...v..v.

Thứ năm, về thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian tính từ ngày tiếp theo của ngày ngân hàng thương mại nhận chiết khấu hối phiếu đến ngày khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ cam kết mua lại hoặc đến ngày đến hạn thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu đó, bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ.

58

Thứ sáu, Giá chiết khấu hối phiếu là số tiền mà ngân hàng thương mại chi trả cho khách hàng khi thực hiện chiết khấu Hối phiếu. Giá chiết khấu phụ thuộc vào số tiền trên Hối phiếu và tính thanh khoản của Hối phiếu.

Vậy từ phân tích trên ta thấy, bản chất của hợp đồng chiết khấu hói phiếu gần giống nhưng không phải là hợp đồng tín dụng nếu xét về phương diện kinh tế cũng như pháp lí, bởi lẽ hợp đồng chiết khấu hối phiếu là hợp đồng được tồn tại trên cơ sở nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu nhưng thực tế hợp đồng chiết khấu là hợp đồng phát sinh từ hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng nên bản chất pháp lí của nó là mua bán giấy tờ có giá hay nói thực tế là mua bán các trái quyền dân sự, trong khi bản chất pháp lí của hợp đồng tín dụng đó là hợp đồng vay tài sản.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 61 - 63)