Các loại hợp đồng chiết khấu hối phiếu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 63 - 66)

Điều 10 - Thông tư 04/2013/TT-NHNN quy định về phương thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các loại giấy tờ có giá như sau:

“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận, lựa chọn các phương thức chiết khấu sau đây:

1. Mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng: là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác đó sau một khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu.

2. Mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng;”

59

“ khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm

thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ có giá khác”.

Có thể nói, phương thức chiết khấu thể hiện trong Điều 10 nêu trên nhằm đảm bảo nguyên tắc hoàn trả của hoạt động cấp tín dụng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho ngân hàng khi CCCN hoặc GTCG không được thanh toán.

Từ các quy định trên thì ta có thể chia hợp đồng chiết khấu hối phiếu thành hai loại đó là hợp đồng chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của hối phiếu (mua có bảo lưu quyền truy đòi) và hợp đồng chiết khấu có thời hạn (mua có kỳ hạn).

Hợp đồng chiết khấu toàn bộ thời hạn là sự thỏa thuận bằng văn bản của tổ chức tín dụng và khách hàng về việc mua hẳn (chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu) hối phiếu. Như vậy, với loại hợp đồng này, khách hàng phải chuyển nhượng ngay quyền sở hữu hối phiếu khi được ngân hàng thương mại chấp nhận chiết khấu. Kể từ thời điểm khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu đó, ngân hàng thương mại trở thành chủ sở hữu hợp pháp và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh đối với hối phiếu được chiết khấu. Và khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ có giá khác.

Ngân hàng thương mại có thể tái chiết khấu tại các tổ chức tín dụng khác hoặc tại Ngân hàng trung ương vào bất cứ lúc nào trước khi hối phiếu đến hạn thanh toán mà không vi phạm các điều khoản của hợp đồng.

60

Hợp đồng chiết khấu có thời hạn là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng thương mại và khách hàng về việc mua hối phiếu chưa đến hạn thanh toán và trong hợp đồng có điều khoản cam kết khách hàng sẽ mua lại hối phiếu đã được chấp nhận chiết khấu trong một thời hạn nhất định trước khi nó đến hạn thanh toán.

Ngoài ra, căn cứ vào số lần chiết khấu thì có thể phân hợp đồng chiết khấu hối phiếu thành hai loại: hợp đồng chiếu khấu và hợp đồng tái chiết khấu hối phiếu. Sự khác nhau giữa hai loại hợp đồng này là ở số lần chiết khấu. Theo đó hợp đồng chiết khấu hối phiếu là dạng hợp đồng được áp dụng cho đối tượng giấy tờ có giá được chiết khấu lần đầu giữa một tổ chức tín dụng với khách hàng mà chưa trải qua lần chiết khấu cho bất kỳ một chủ thể nào. Còn đối với hợp đồng tái chiết khấu hối phiếu - giấy tờ có giá lại là dạng hợp đồng mà chủ thể của nó là Tổ chức tín dụng nhận chiết khấu của một tổ chức tín dụng khác sau khi tổ chức tín dụng này chiết khấu cho khách hàng.

Qua việc phân loại trên ta thấy trên thực tế hiện tồn tại rất nhiều hợp đồng chiết khấu. Việc phân loại hợp đồng chiết khấu hối phiếu thành những loại hình cụ thể dựa trên những tiêu chí khác nhau giúp cho việc quản lí hoạt đông ngân hàng của các cơ quan có thẩm quyền được dễ dàng hơn. Đồng thời việc phân loại có hệ thống, rõ ràng các hợp đồng chiết khấu sẽ giúp cho quy trình chiết khấu được thực hiện gọn nhẹ, cả bên chiết khấu và bên nhận chiết khấu đều có thể dễ dàng nhận biết và lựa chọn cho mình những dạng hợp đồng phù hợp và bảo đảm được những lợi ích cho mình nhất, trên cơ sở đó tránh những chi phí phát sinh không đáng có khi thực hiện chiết khấu [19].

Đồng thời việc phân loại các hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá sẽ đưa hoạt động ngân hàng được đến gần với đời sống xã hội và người dân hơn. Đơn giản hóa thủ tục hiện luôn là chủ trương mà pháp luật nước ta hướng tới. Việc phân loại các hợp đồng chiết khấu sẽ tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng khi họ có ý định thực hiện chiết khấu, góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia.

61

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 63 - 66)