Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 271 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CHO VAY TIÊU DÙNG (Trang 81)

Chính phủ cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ mô thông qua việc thực hiện biện pháp nhằm ổn định chính trị, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế một cách hợp lý để ổn định thị trường, ổn định giá cả, kìm hãm tốc độ lạm phát. Tạo tiền đề để nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập cũng như đời sống của người dân, giúp khả năng tích lũy và tiêu dùng của người dân ngày càng cao lên. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng , phục vụ đời sống người dân. Chính phủ cần có những văn bản quy định hướng tới các Bộ, Ngành, Tổng công ty, các doanh nghiệp về việc kết hợp với chi nhánh trong việc xác nhận hồ sơ xin vay vốn và thu hồi nợ cho cán bộ viên chức thuộc đơn vị của mình vay vốn. Tránh tình trạng gây khó dễ cho công nhân viên hoặc quá dễ dãi để họ xin xác nhận nhiều lần, đi vay nhiều nơi, tạo rủi ro cho ngân hàng. Chính quyền địa phương cần hỗ trợ hơn nữa đối với việc xử lý nợ xấu, thu hồi nợ và tranh chấp cần có sự can thiệp của tòa án.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

NHNN có thể tổ chức nhiều hơn nữa những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong toàn ngành ngân hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tăng cường

hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn cho các cán bộ tín dụng đồng thời tăng cường cả sự hợp tác giữa các NHTM, NHNN cần hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp lý, tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của NHTM, đồng thời đưa ra các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với NHTM, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ, nhằm bảo vệ cho quyền lợi của các NHTM phát triển hoạt động này. NHNN cần phối hợp hoạt động với các NHTM để khối liên minh các ngân hàng vững mạnh, tránh tình trạng hoạt động riêng lẻ, cạnh tranh không lành mạnh, chạy đua trên thị trường lãi suất huy động vốn vay ... cũng như cần hỗ trợ thông tin tín dụng của khách hàng để hạn chế rủi ro công tác tín dụng, thu hồi nợ, tránh những phi vụ lừa đảo, gây thiệt hại cho ngân hàng. Khối liên minh các ngân hàng cần thống nhất các chính sách cơ bản chung nhất và lãi suất huy động, phương thức cho vay lẫn nhau để phát triển bền vững.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Tiên Phong nói chung và Chi nhánh Ba Đình nói riêng

Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong thời tới cần tăng cường hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng, tiếp tục nâng cao thế mạnh ngân hàng điện tử, mở rộng phát triển trang thiết bị, công nghệ hiện đại tiến sát hơn tới trình độ khoa học kỹ thuật thế giới. Đồng thời với việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh cần được sự quan tâm của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực cố gắng

không ngừng nghỉ của các cán bộ công nhân viên tín dụng, cán bộ quan hệ khách hàng, đi sâu vào xem xét đánh giá một cách toàn diện và kỹ lưỡng mục đích sử dụng các khoản vay của khách hàng, từ đó có những quyết định tài trợ đúng đắn, làm tăng doanh số cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong phải luôn kịp thời có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ khi có các văn bản mới của NHNN của chính phủ và các ngành có liên quan đến nghiệp vụ của ngân hàng. Có chiến lược khách hàng cụ thể để chỉ đạo các đơn vị chí nhánh đến tiếp thị khai thác khách hàng, nhằm đưa hoạt động này trở thành một trong những sản phẩm hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả, trở thành thế mạnh cho ngân hàng .

KẾT LUẬN

Những năm gần đây dịch vụ cho vay tiêu dùng đã được nhiều ngân hàng triển khai và đạt được không ít thành quả. Đây là xu hướng phát triển tất yếu trong hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế đang trên đà phát triển và mức sống người dân ngày càng được nâng cao như ở Việt Nam. Dịch vụ này thỏa mãn được nhu cầu mua sắm của người dân khi chưa đủ khả năng chi trả, giúp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặc khác, nó cũng giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm và phân tán rủi ro hoạt động.

Nắm bắt được xu hướng phát triển đó, Tiên Phong Bank nói chung và chi nhánh Ba Đình nói riêng đã sớm triển khai

các sản phẩm cho vay tiêu dùng và đã đạt được một số thành quả nhất định: chất lượng các khoản vay cao, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, nâng cao uy tín của ngân hàng,… Bên cạnh đó, Ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Ba Đình vẫn còn một số hạn chế tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ còn nhỏ, cơ cấu cho vay tiêu dùng chưa được cân đối… Từ đó, tạo ra cơ sở đưa ra những giải pháp cơ bản để giải quyết những hạn chế trên làm nền tảng cho việc phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng tại Tiên Phong bank – chi nhánh Ba Đình. Chúng ta có thể thấy rằng thị trường khách hàng cá nhân đang thực sự trở thành cuộc cạnh tranh quyết định trong tương lai của các ngân hàng, một lượng lớn dân cư chưa được biết đến các dịch vụ vay tiêu dùng của ngân hàng trong tương lai sẽ tham gia vào hoạt động này. Do đó, các ngân hàng cần có những hoạt động cụ thể để góp phần tăng cường nhận thức cho công chúng về dịch vụ tài chính cũng như đáp ứng tốt hơn về nhu cầu của thị trường này. Với tiềm năng to lớn và nguồn lực mạnh mẽ của chi nhánh, tin rằng chi nhánh hoàn toàn có khả năng mở rộng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam năm 2010 luật số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

2. Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính;

3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luật số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010

4. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;

5. Trần Thị Thu Hiền, Học viện Tài chính (2005), “Giáo trình Nghiệp vụ NHTM”, NXB Tài chính;

6. Nguyễn Đỗ Thùy Linh, “Phân tích chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Tiên Phong - Chi nhánh Thăng Long”,

Luận văn tốt nghiệp, Học Viện Tài Chính, Hà Nội 2019;

7. Ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Ba Đình, Báo cáo thường niên (2018, 2019, 2020)

8. Ngân hàng TMCP Tiên Phong – chi nhánh Hà Nội, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (2018, 2019, 2020)

9. Trang web: https://thuvienphapluat.vn/ 10.Trang web: https://tpb.vn/

11.Trang web: htt ps://www.sbv.gov.vn

12.Trang web: https://luanvan1080.com

13. Tổng hợp một số hình ảnh từ Internet

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Trần Như Quỳnh

Khóa: CQ55 Lớp: CQ55/18.02

Đề tài: “Phân tích chính sách cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Ba Đình”

Nội dung nhận xét:

1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên

………

………

………

………

2. Về chất lượng và nội dung của luận văn ……… ……… ……… ……… Điểm: - Bằng số - Bằng chữ

Hà Nội, ngày … tháng … năm … Người nhận xét

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

Họ và tên người phản biện: ………. Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Trần Như Quỳnh

Khóa: CQ55 Lớp: CQ55/18.02

Đề tài: “Phân tích chính sách cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Ba Đình”

Nội dung nhận xét:

Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành

……… ……… Đối tượng và mục đích nghiên cứu

……… ……… Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu

……… ……… Nội dung khoa học

……… ……… Điểm: - Bằng số

- Bằng chữ

Hà Nội, ngày … tháng … năm … Người nhận xét

Một phần của tài liệu 271 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CHO VAY TIÊU DÙNG (Trang 81)