Nội dung của chính sách cho vay tiêu dùng NHTM

Một phần của tài liệu 271 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CHO VAY TIÊU DÙNG (Trang 26 - 30)

NHTM

Chính sách cho vay tiêu dùng của NHTM gồm các loại chính sách sau:

Chính sách khách hàng – yếu tố quan trọng không thể thiếu trong chính sách tín dụng

Chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng Chính sách về tài sản đảm bảo

Chính sách về lãi suất cho vay Chính sách về quy trình cho vay Chính sách về kỳ hạn nợ

Chính sách cho vay tiêu dùng của ngân hàng thường hướng tới mục tiêu lợi nhuận và sự an toàn, vì vậy chính sách cho vay tiêu dùng thường gồm các nội dung sau:

+ Chính sách khách hàng

Đây là nội dung rất quan trọng trong chính sách tín dụng, xác định đối tượng khách hàng có thể vay vốn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.

Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo:

1.Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

3. Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

+ Xác định quy mô và giới hạn tín dụng cho vay

Ngân hàng luôn cam kết về việc hỗ trợ khoản tiền cho khách hàng có nhu cầu tín dụng trong một hạn mức nhất định nào đó. Cụ thể giới hạn đó là bao nhiêu sẽ được xét vào điều kiện, vào nhu cầu cũng như khả năng tín dụng của khách. Bên

cạnh đó, Luật đối với các ngân hàng đã quy định rõ là mỗi đơn vị ngân hàng có thể đưa ra quy mô, giới hạn tín dụng khác nhau.

+ Xác định thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ

Tín dụng sẽ được xác định rõ ràng trong một thời hạn và có cụ thể kỳ hạn để khách hàng thanh toán nợ. Thời hạn của tín dụng được tính như sau: “thời hạn trung bình của tín dụng = tổng dư nợ của mỗi đầu kỳ cần trả nợ/tổng số dư nợ”

Phía ngân hàng sẽ dựa vào kỳ hạn từ nguồn để đưa ra các quyết định quan trong cho chính sách về kỳ hạn cho khách hàng, áp dụng đặc biệt hiệu quả với trường hợp ngân hàng có khả năng tìm nguồn, chuyển hóa nguồn tiền không cao.

+ Xác định lãi suất, phí suất

Mỗi ngân hàng có mức lãi suất cho vay khác nhau, tùy theo kỳ hạn, loại tiền. Ngân hàng có thể thực hiện thỏa thuận lãi suất đối với từng khách hàng cụ thể, trong các hoàn cảnh, trường hợp cụ thể để đưa ra chi tiết cách áp dụng. Mức lãi suất đó sẽ được ban giám đốc của ngân hàng thông qua, sau khi quyết định áp dụng thì sẽ phổ biến chi tiết, chính xác tới từng cán bộ, nhân viên. Để các chính sách về lãi suất, phí suất được áp dụng hiệu quả, cần phải đa dạng và linh hoạt áp dụng cho từng trường hợp khác nhau thay thì cứng nhắc đi theo một quy định khắt khe.

Lãi suất thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố (chi phí quản lý ngân hàng, chi phí bù đắp rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng, mức độ rủi ro khách hàng gặp phải, sự cạnh tranh về tín

dụng trong một thị trường chung,…) vì vậy mà mỗi ngân hàng cũng sẽ linh hoạt đưa ra chính sách tính lãi và phí suất khác nhau, áp dụng với các điều kiện không giống nhau. Lãi suất cho vay là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Công thức xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay = Chi phí vốn + Chi phí rủi ro tín dụng + Lợi nhuận kỳ vọng

+ Xác định loại hình tín dụng

Một số loại hình tín dụng ngân hàng có thể lựa chọn: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn, tín dụng luận chuyển, tín dụng chứng từ,…Tùy theo tình hình kinh tế, phát triển của đất nước mà ngân hàng có thể chọn loại hình tín dụng phù hợp để làm chủ đạo cho việc phát triển.

+ Các khoản đảm bảo

Chính sách này gồm các điều khoản sau đây:

- Quy định đối với việc tài trợ về các trường hợp được bảo đảm bằng tài khoản

- Những loại nào được đảm bảo cho loại hình tín dụng - Những bảo đảm được chấp nhận

- Tỷ lệ phần trăm cho vay

- Đánh giá, quản lý đối với các loại tài sản được đảm bảo

Một chính sách tín dụng đúng đắn là một chính sách an toàn, ít gặp rủi ro và đem lại lợi nhuận cao. Để đảm bảo an toàn cho khoản vay, các ngân hàng có thể sử dụng nhiều cách như thế chấp, bảo đảm từ tài sản đảm bảo, cầm cố, xây dựng đội ngũ phân tích tình hình đối tượng được cho vay để

đưa ra biện pháp tín dụng phù hợp. Các ngân hàng thường không muốn cho vay dựa trên các tài sản có giá trị thấp, hoặc có giá trị thế chấp giảm dần theo thời gian.

Bên cạnh đó, những rủi ro đến từ môi trường kinh tế, suy thoái lạm phát, dịch bệnh,... cũng cần được tính toán một cách chính xác để giảm thiểu tối đa rủi ro, đảm bảo an toàn cho chính sách tín dụng.

+ Chính sách đối với tài sản có vấn đề

Với những loại tài sản có vấn đề thì chính sách đưa ra quy định về cách để xác định các yếu tố sau:

- Nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu - Tài khoản diện nghi ngờ

- Mức độ xấu xác định từ những khoản nợ

- Trách nhiệm xử lý nợ xấu, phạm vi của việc thanh lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 271 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CHO VAY TIÊU DÙNG (Trang 26 - 30)