Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu 271 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CHO VAY TIÊU DÙNG (Trang 40)

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của TPBank – chi nhánh Ba Đình 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

 Phòng Giám đốc

Giám đốc chi nhánh do hội đồng quản trị bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật trong điều hành và quản lý mọi hoạt động của chi nhánh.

 Phòng khách hàng doanh nghiệp

- Chịu trách nhiệm về doanh số và công tác phát triển các đối tượng khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn của phòng khách hàng doanh nghiệp.

- Đề xuất chiến lược kinh doanh và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

- Quản lý và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ nhân viên trực thuộc.

Giám đốc chi nhánh Phòng khách hàng doanh nghiệp - Trưởng phòng KHDN - Chuyên viên KHDN Phòng khách hàng cá nhân - Trưởng phòng KHCN - Chuyên viên KHCN Phòng kế hoạch - kinh doanh - Trưởng phòng KHKD - Phó phòng và các nhân viên. Phòng hành chính nhân sự - Trưởng phòng HCNS - Chuyên viên hành chính - Chuyên viên hỗ trợ tín dụng

- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khung và đội ngũ cán bộ kế cận.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Giám đốc.

 Phòng khách hàng cá nhân

- Đề xuất chiến lược và mục tiêu kinh doanh thị trường khách hàng cá nhân.

- Dự báo, phân tích xu thế kinh doanh và thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh trong địa bàn lý

- Chịu trách nhiệm về doanh số và công tác phát triển các đối tượng khách hàng cá nhân trên địa bàn.

- Lập kế hoạch tiếp xúc khách hàng và thực hiện hỗ trợ việc tiếp xúc khách hàng.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Giám đốc.

 Phòng kế hoạch – kinh doanh

- Kiểm tra công tác tín dụng, kịp thời phát hiện sai sót trong việc sử dụng vốn của khách hàng.

- Nắm bắt định hướng phát triển kinh tế khu vực, phương hướng phát triển kinh tế trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Theo dõi tình hình nguồn vốn, và nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ cho vay.

- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Tuyển nhân viên cho ngân hàng

- Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình máy tính.

- Theo dõi chấm công, lên bảng lương, soạn thảo các thông báo quy định

- Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch,... và một số nghiệp vụ liên quan.

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của chinhánh trong những năm gần đây nhánh trong những năm gần đây

So với nhiều ngân hàng TMCP khác, Ngân hàng TMCP Tiên Phong ra đời sau kéo theo nhiều sự non trẻ về kinh nghiệm điều hành cũng như thị phần chưa được mở rộng mạnh mẽ như các ngân hàng khác. Với sự nỗ lực của Hội đồng quản trị, sự thống nhất của toàn bộ công nhân viên chức, Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã thành công trong việc tái cơ cấu.

Trong những năm gần đây, trước những thách thức và cơ hội, Ngân hàng TMCP Tiên Phong Ba Đình đã không ngừng vượt qua những khó khăn và đạt được kết quả khả quan. Điều này được thể hiện trong bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm qua như sau:

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TPBank – chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2018 - 2020

ĐVT: Triệu đồng

+/- % +/- % I. Tổng thu nhập hoạt động 803.8 28 1.209. 923 1.481. 312 406.0 95 50,5 2 271.3 89 22,4 3 1, Thu nhập lãi thuần 625.3 96 804.76 0 1.088.4 36 179.3 64 28,6 8 283.6 76 35,2 5 2, Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 96.59 7 167.70 6 133.86 1 71.10 9 73,6 1 - 33.84 5 - 20,1 8 3, Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 11.61 5 6.265 58.305 -5.350 - 46,0 6 52.04 0 830, 65 4, Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 50.27 9 130.09 8 101.52 5 79.81 9 158, 75 - 28.57 3 - 21,9 6 5, Lãi thuần từ hoạt động khác 19.93 8 101.09 1 99.183 81.15 3 407, 03 -1.908 -1,89 II. Tổng chi phí hoạt động 406.6 69 471.90 3 599.61 3 65.23 4 16,0 4 127.7 10 27,0 6 III. Tổng lợi nhuận 322.5 40 552.59 8 626.93 1 230.0 58 71,3 3 74.33 3 13,4 5

trước thuế IV. Lợi nhuận sau thuế 257.8 91 441.97 7 501.45 5 184.0 86 71,3 8 59.47 8 13,4 6 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh TPBank – Ba Đình

Qua bảng trên ta thấy, tổng thu nhập hoạt động, tổng chi phí hoạt động cũng như lợi nhuận trước và sau thuế trong 3 năm 2018, 2019, 2020 của TPBank Ba Đình đều có xu hướng tăng.

Để tìm hiểu rõ hơn, ta tiến hành phân tích các số liệu có trong bảng số liệu:

 Về thu nhập

+ Năm 2019 – 2018: Tổng thu nhập của năm 2019 là 1.209.923 triệu đồng, tăng 406.095 triệu đồng tương ứng với 50,52% so với năm 2018 là 803.828 triệu đồng. trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 179.364 triệu đồng tương ứng với 28,68%; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 71.109 triệu đồng tương ứng với 73,61%; lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 79.819 triệu đồng tương ứng với 158,75%; lãi thuần từ hoạt động khác tăng 81.153 triệu đồng tương ứng với 407,03%. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 5.350 triệu đồng tương ứng với 46,06%, lượng giảm không đáng kể.

+ Năm 2020 – 2019: Năm 2020, tổng thu nhập là 1.481.312 triệu đồng tăng 271.389 triệu đồng tương ứng 22,43% so với năm 2019 là 1.209.923 triệu đồng. Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng; trong khi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, lãi thuần từ hoạt động khác đều giảm.

 Về chi phí

+ Năm 2019 – 2018: Tổng chi phí bỏ ra trong năm 2019 là 471.903 triệu đồng, tăng 65.234 triệu đồng tương ứng 16,04% so với chi phí của năm 2018 là 406.669 triệu đồng.

+ Năm 2020 – 2019: Tổng chi phí hoạt động năm 2020 là 599.613 triệu đồng, tăng 127.710 triệu đồng tương ứng với

27,06% so với chi phí hoạt động năm 2019 là 471.903 triệu đồng.

 Về lợi nhuận

Lợi nhuận tăng liên tục qua 3 năm:

Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 552.598 triệu đồng, tăng 230.058 triệu đồng tương ứng với 71,33% so với năm 2018 là 322.540 triệu đồng.

Cuối năm 2019, đầu năm 2020, mặc dù có sự ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid, nhưng lợi nhuận trước thuế mà TPbank Ba Đình đạt được tăng 74.333 triệu đồng từ 552.598 triệu đồng vào năm 2019 lên 626.931 triệu đồng vào năm 2020, tỷ lệ tăng tương ứng là 13,45%. Điều này chứng tỏ những chính sách và điều khoản mà TPbank Ba Đình đưa ra đang được thực hiện một cách đúng đắn và hiệu quả.

Lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 257.891 triệu đồng vào năm 2018, lên 441.977 triệu đồng vào năm 2019 và đạt ngưỡng 501.455 triệu đồng vào năm 2020. Con số này nói lên sự cố gắng của toàn bộ nhân viên TPbank Ba Đình đã ứng phó tốt trước những ảnh hưởng từ đại dịch.

2.2.Thực trạng chính sách cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – Ba Đình

2.2.1. Văn bản pháp lý liên quan đến chính sáchcho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Tiên cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Ba Đình

- Luật NHNN Việt Nam luật số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010

- Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam năm 2010 luật số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

- Nghị định số 39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính;

- Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng;

- 1625/2020/QĐ-TPB.RB ngày 24/12/2020: Điều kiện, điều khoản chung về cho vay

- 137/2019/QĐ-TPB.RB: Sản phẩm cho vay tiền mặt tín chấp, giải ngân qua thẻ ghi nợ tiêu dùng trao ngay dành cho KHCN tại Fico

- 388/2019/QĐ-TPB.RB: Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản về thẩm định vay vốn

- 580/2019/QĐ-TPB.RB: Sản phẩm cho vay xây sửa nhà cửa

- 1399/2019/QĐ-TPB.RB: Sản phẩm cho vay mua xe ô tô dành cho KHCN - 1458/2019/QĐ-TPB.RB: Sản phẩm cho vay không có Tài sản bảo đảm dành cho KHCN.

- 2507/2017/QĐ-TPB.RB: Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của sản phẩm số 1520/2007/QĐ-TPB.RB ngày 16/06/2017 về sản phẩm cho vay kinh doanh có tài sản bảo đảm dành cho KHCN.

2.2.2. Phân tích chính sách cho vay tiêu dùng củaNgân hàng TMCP Tiên Phong – Ba Đình Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Ba Đình

Chính sách cho vay tiêu dùng của TPBank – Ba Đình, cũng như các chi nhánh khác trên cả nước đều thống nhất

theo một mô hình nhất định, yêu cầu phải thực hiện một cách nghiêm túc:

 Quy trình nghiệp vụ Quy trình hồ sơ vay vốn tại TPBank:

Bước 1: Khách hàng gọi điện cho nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng sẽ tư vấn cho khách hàng:

- Khoản vay tối thiểu và tối đa khách hàng được vay

- Lãi suất theo năm, theo tháng và số tiền phải đóng. Thời gian vay tối tiểu và tối đa.

- Tất cả những thắc mắc mà khách hàng muốn biết

Bước 2: Nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn

Theo mô hình bán hàng chuyên nghiệp tại Tpbank đối với nghiệp vụ cấp tín dụng, ở bước này chuyên viên khách hàng (CVKH) thực hiện công tác tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng. Sau khi tiếp thị khách hàng thành công, CVKH hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định và nhập thông tin khách hàng vào bảng theo dõi hồ sơ khách hàng, đồng thời lập tờ trình báo cáo lại Trưởng phòng trực tiếp quản lý về hồ sơ khách hàng mà mình đã tiếp nhận để theo dõi, hỗ trợ.

Bước 3: Nhân viên tín dụng gặp trực tiếp khách hàng đối chiếu giấy tờ. Cho khách hàng ký hồ sơ vay vốn theo mẫu đề nghị vay vốn của ngân hàng. Cho khách hàng xem chi tiết về lãi suất, thời gian vay, số tiền phải thanh toán hàng tháng. Bước 4: Thẩm định sẽ gọi điện cho khách hàng để đối chiếu những thông tin khách hàng cung cấp.

Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ theo hạn mức phán quyết cấp tín dụng quy định tại Quy chế phán quyết cấp tín dụng hiện hành, chi tiết thực hiện theo quy trình phán quyết cấp tín dụng.

Ý kiến phán quyết phải ghi rõ số tiền, thời hạn cho từng hình thức và khoản mục cấp tín dụng, trường hợp không đồng ý cấp tín dụng phải ghi rõ lý do. Ý kiến phán quyết được thể hiện bằng các hình thức sau:

• TP.PGD, GĐ chi nhánh: ghi ý kiến phán quyết vào Tờ trình cấp tín dụng.

• GĐ khu vực: ghi ý kiến phán quyết vào Báo cáo tái thẩm định của tổ thẩm định khu vực.

• Ban TDCN: ghi ý kiến phán quyết vào Biên bản phán quyết cấp tín dụng

• Giám đốc Sở Giao Dịch: ghi ý kiến phán quyết vào Báo cáo tái thẩm định của phòng thẩm định Hội sở.

Bước 5: Bộ phận duyệt khoản vay sẽ gọi điện cho khách hàng để thông báo khoản vay, thời hạn vay, số tiền phải đóng hàng tháng.

Bước 6: Khách hàng nhận được tiền giải ngân vào tài khoản. Có thể rút tiền ở bất kỳ đâu tại TPbank.

Bước 7: Tất toán

Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dư nợ (bao gồm cả vốn gốc, lãi và phí phát sinh), chuyên viên khách hàng, giao dịch viên, kiểm soát viên tín dụng, nhân viên kiểm soát hồ sơ tài sản đảm bảo tiến hành

tất toán hồ sơ tín dụng của khách hàng theo quy định tất toán hồ sơ cấp tín dụng

Bước 8: Lưu hồ sơ

Các bộ phận liên quan lưu các hồ sơ phát sinh và kết thúc tại công đoạn của mình.

- Việc quản lý và hoàn trả hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng thực hiện theo quy trình quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo

- Bộ phận quản lý tín dụng lưu bộ hồ sơ tất toán tại Chi nhánh trong một năm, sau đó chuyển về kho lưu trữ theo thứ tự lưu quy định.

này, mọi công việc từ khi tiếp nhận hồ sơ tới khi thu nợ đều do cán bộ tín dụng thuộc phòng quan hệ khách hàng đảm nhiệm.

 Chính sách khách hàng

Đối tượng Khách hàng được vay vốn theo Quy định của TPFico là các cá nhân đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:

- Là cá nhân có quốc tịch Việt Nam và sinh sống, làm việc tại Việt Nam;

- Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Độ tuổi: Từ 18 đến 55 tuổi đối với nữ, và từ 18 đến 60 tuổi đối với nam tính đến hết thời điểm khoản vay được phê duyệt;

- Khách hàng có khả năng tài chính để trả nợ; - Có phương án sử dụng vốn khả thi;

- Không có nợ xấu ở TPFico và các Tổ chức tín dụng khác; - Các điều kiện khác theo từng sản phẩm vay và theo quy định của TPFico tùy theo từng thời kỳ.

Hiện TPbank áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi 11.5% cho tối đa 1 năm đầu tiên, khách hàng được vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay mua ô tô, sửa chữa nhà cửa… Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của TPbank được miễn từ 50% - 100% tất cả các loại phí như miễn phí sử dụng Internet Banking năm đầu tiên, miễn phí giao dịch thẻ ATM tại 99% máy ATM trên toàn quốc đồng thời được tặng quà và tặng ngay 500 điểm TPB vào tài khoản khách hàng thân thiết

Khách hàng đăng ký mở thẻ VISA được miễn phí mở thẻ, miễn 100% phí thường niên năm đầu và đặc biệt được hoàn ngay 0.3% trên tổng số tiền thanh toán bằng thẻ TienPhong Bank Visa trong thời gian thực hiện chương trình vào tài khoản thanh toán của khách hàng.

Với chương trình này của TienPhong Bank, khách hàng sẽ được tận hưởng các dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất, đồng thời được nhận nhiều ưu đãi thiết thực. TienPhong Bank là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ cho phép khách hàng đăng ký miễn phí hạn mức thấu chi tự động khi khách hàng gửi tiết kiệm tại Ngân hàng, với hạn mức lên đến 80% số tiền gửi. Khi có nhu cầu tiền mặt đột xuất, khách hàng được rút quá số dư tài khoản tiền gửi theo hạn mức đã đăng ký mà không cần phải làm thêm bất kỳ thủ tục nào khác, với mức lãi suất thấu chi rất ưu đãi.

 Quy mô và giới hạn tín dụng

- Tối đa 80% chi phí đối với cho vay mua sắm trang thiết bị gia đình

- Tối đa 85% tổng nhu cầu vốn theo dự toán hoặc tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà

- Tùy từng đối tượng vay là cá nhân hay hộ gia đình mà giới hạn tín dụng là khác nhau.

 Chính sách lãi suất và phí

Một phần của tài liệu 271 PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CHO VAY TIÊU DÙNG (Trang 40)