TỐ GIÁC TỘI PHẠM, LUẬT SƢ TRỞ THÀNH “ONG TRONG TAY ÁO”

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 2 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 76 - 83)

XIV. Hãy đưa ra ý kiến phản biện về nội dung của các bà

TỐ GIÁC TỘI PHẠM, LUẬT SƢ TRỞ THÀNH “ONG TRONG TAY ÁO”

“ONG TRONG TAY ÁO”

TTO Dự thảo sửa đổi một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 buộc luật sư phải tố giác tội phạm nếu phát hiện hành vi phạm tội của thân chủ liệu có mâu thuẫn với thiên chức và đạo đứcnghề nghiệp của luật sư?

Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 với quy định trong quá trình bảo vệ, bào chữa cho thân chủ, luật sư phải có trách nhiệm tố giác tội phạm nếu phát hiện thân chủ có hành vi phạm vào danh sách khoảng hơn 80 tội danh…

“Luật sƣ là công dân và phải bảo vệ công lý”

Theo một kiểm sát viên Viện KSND TP HCM, luật đã quy định công dân có trách nhiệm tố giác tội phạm và luật sư cũng là một công dân nên đương nhiên phải có trách nhiệm tố giác tội phạm. Thêm vào đó, người hành nghề luật sư còn có trách nhiệm bảo vệ công lý, nên nếu phát hiện hành vi phạm tội mà không tố giác kịp thời thì việc bảo vệ công lý chưa được thực thi.

Theo vị kiểm sát viên này, quy định của dự thảo luật sửa

đổi BLHS không trái với Luật Luật sư cũng như đạo đức luật sư.

Luật sư hay bất kể ai cũng phải đề cao việc bảo vệ công lý. Bảo vệ công lý có nghĩa là người có tội phải chịu trách nhiệm trước

pháp luật về hành vi mình gây ra. “Nếu cho rằng vì thiên chức

của luật sư mà che dấu tội phạm thì cũng đồng nghĩa với việc công lý không được thực thi. Luật sư mà bảo vệ, bao che cho vi phạm của thân chủ mình, vậy những nạn nhân của tội phạm đó

thì sao? Đâu là công bằng, công lý cho họ?” – vị KSV đặt vấn đề.

Bà Hà Thị Châu (ngụ quận Tân Phú, TP HCM) – một

người từng ký hợp đồng với luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình trong một vụ án, cho biết theo quy định của luật pháp thì trách nhiệm chứng minh tội phạm là của các cơ quan tố tụng, luật sư chỉ nên thực hiện thiên chức của mình là bảo vệ, bào chữa cho thân chủ để thân chủ có thể được hưởng những lợi ích tốt

181

nhất từ việc bỏ tiền thuê luật sư bảo vệ mình hoặc bào chữa cho

mình. “Nói cách khác, nếu luật sư tố thân chủ của mình thì

chẳng khác nào thân chủ nuôi ong tay áo. Đừng biến luật sư thành những con ong trong tay áo của thân chủ”, bà Châu nói.

Chỉ buộc tố cáo tội xâm hại an ninh quốc gia

Nói về trách nhiệm cố cáo của luật sư khi biết thông tin về tội phạm trong quá trình bào chữa, luật sư Nguyễn Minh Tâm –

tổng biên tập tạp chí Luật sư Việt Nam – cho biết, đã theo dõi rất

kỹ phản ứng của dư luận cũng như giới luật sư khi dự thảo BLHS quy định điều khoản này. Ông Tâm đồng tình với quan

điểm cho rằng, đối với những tội xâm hại an ninh quốc gia thì

luật sư phải tố giác, còn những tội khác thì không nên. Bởi quy

định như vậy trái với thiên chức luật sư là bảo vệ thân chủ. “Nếu

luật vẫn cứ quy định như vậy thì luật sư cũng dư bản lĩnh để tránh được các tội đó. Như vậy, quy định xong thì cũng không xử lý được nhưng nó lại dẫn đến một sự hiểu lầm rất tai hại và mất niềm tin của người dân đối với nghề nghiệp luật sư”, luật sư Tâm nói.

Ông Tâm cũng cho rằng, thiên chức của luật sư là bảo vệ

cho thân chủ của mình, luật pháp nước ngoài cũng chỉ quy định luật sư phải có trách nhiệm tố giác tội phạm đối với tội khủng bố và xâm hại an ninh quốc gia, chứ không phải mấy chục tội như trong dự thảo luật đang được lấy ý kiến.

…Ở các nước khác, luật sư giỏi là luật sư bảo vệ được nhiều nhất cho thân chủ của mình, thậm chí được Tòa tuyên trắng án. Việc buộc luật sư phải tố giác thân chủ sẽ làm dấy lên sự ngờ vực của người dân đối với các luật sư.

Ông Nguyễn Biên Thùy –Chánh án TAND Tỉnh Bến Tre – cũng cho rằng chức năng của luật sư là để bảo vệ thân chủ chứ không phải để tố cáo thân chủ. Thân chủ bỏ tiền và tin tưởng giao phó toàn bộ sự thật, bí mật, sự an nguy của bản thân mình cho luật sư để luật sư bảo vệ, bào chữa. Vì thế, việc buộc luật sư phải tố cáo thân chủ của mình là không phù hợp với đạo đức con người nói chung chứ không chỉ là đạo đức luật sư được quy định trong luật. Vậy nên, theo ông Thùy, đối với tội xâm hại an ninh quốc gia thì luật sư phải tố giác tội phạm, còn lại đối với những

tội khác thì không nên. “Chỉ cần quy định luật sư không được

phép xóa dấu vết tội phạm hoặc giúp thân chủ có hành vi xóa dấu vết tội phạm. Nếu luật sư thực hiện việc giúp thân chủ bỏ trốn, xóa dấu vết tội phạm thì mới tùy từng trường hợp để xem xét xử lý theo quy định chung của luật”, ông Thùy nói.

HOÀNG ĐIỆP

(Báo Tuổi trẻ, ngày 25/5/2017)

XV. Căn cứ vào nội dung của bài viết dưới đây, hãy:

1. Cho biết vấn đề được đề cập trong nội dung bài viết.

2. Dùng giản đồ xương cá để phân tích nguyên nhân của

vấn đề.

Ngày càng có nhiều sai phạm về bảo vệ môi trường.

Nghị định 155/2016/NĐ – CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ (Nghị định 155) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ra đời đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Tuy nhiên, tình

183

hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển bền vững của đất nước, xâm phạm nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân,…trở thành mầm mống mất an ninh trật tự.

Nhiều chuyên gia cho rằng sự gia tăng số lượng và mức độ phức tạp của tội phạm môi trường bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Trước hết là sự bất cập của hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về BVMT. Theo thống kê, hiện nay có hơn 300 văn bản pháp luật về BVMT. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này vẫn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, còn nhiều lỗ hổng để các đối tượng “lách luật”,… trong BVMT. Bản thân Nghị định 155 cũng không có quy định xử lý đối với những hành vi không thực hiện quan trắc, giám sát môi trường đầy đủ, do đó khi chủ nguồn thải chưa thực hiện chương trình quan trắc thì không có căn cứ để xử lý vi phạm. Việc xử lý vi phạm không kịp thời, mức xử phạt quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lý hình sự. Chưa coi trọng việc áp dụng các công cụ kinh tế, các biện pháp kinh tế phù hợp với kinh tế thị trường các biện pháp xử lý như: buộc phải di dời ra khỏi khu vực ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết nên doanh nghiệp “lỳ đòn”, cũng không hiệu quả.

Bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) về môi trường còn nhiều yếu kém. Cơ cấu tổ chức chưa tương xứng với nhiệm vụ. Vẫn còn

tình trạng ở cơ sở chưa có bộ máy hoặc cán bộ chuyên trách về môi trường. Ở nhiều khu công nghiệp, làng nghề,… không có bộ phận BVMT hoặc nếu có cũng hoạt động không hiệu quả. Chức năng, thẩm quyền của các bộ phận trong hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về môi trường còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, thiếu rõ ràng trong phân cấp dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, các bộ phận, làm giảm hiệu lực quản lý.

Đội ngũ cán bộ QLNN về môi trường thiếu còn về số lượng, hạn chế về chuyên môn, không đảm đương và hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng và thẩm quyền được giao. Lực lượng cảnh sát môi trường vẫn còn thiếu kinh nghiệm mặc dù đã có nhiều cố gắng. Số cán bộ được đào tạo về kỹ thuật nhiều hơn số được đào tạo về nghiệp vụ quản lý môi trường.

Quyền hạn pháp lý của các tổ chức BVMT, nhất là của lực lượng cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, làm hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm. Một khó khăn trong công tác điều tra, xử lý là nhiều vi phạm có yếu tố nước ngoài, một số vụ việc khi xử lý phải cân nhắc vì lý do ngoại giao, phải giải quyết bài toán “phát triển kinh tế – bảo vệ môi trường – công ăn việc làm của người lao động”. Nhiều nơi, nhiều lúc việc xử lý còn gặp cản trở, áp lực từ phía các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ.

Không thể không nói đến sự hạn chế về điều kiện thực thi nhiệm vụ của các cán bộ bảo vệ môi trường. Trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và phương tiện phục vụ cho công tác điều tra, nghiên cứu, quan trắc, xử lý thông tin, đánh giá thực trạng,… còn thiếu thốn, lạc hậu. Đời sống của cán bộ quản lý môi trường còn rất khó khăn, đa số có thu nhập thấp, nhiều bất

185

hợp lý, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, chưa được quan tâm đúng mức, chính sách khen thưởng chưa có tác dụng động viên.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về BVMT trong xã hội còn hạn chế, chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc gìn giữ và BVMT. Nhiều cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác BVMT, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát về môi trường. Tình trạng người dân thờ ơ với bổn phận BVMT còn phổ biến. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, của các cấp chính quyền,… trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng “chẳng ăn thua”, và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều.

Bên cạnh đó, sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng là một lý do quan trọng dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, sản xuất, thu gom, xử lý chất thải dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng. Một số doanh nghiệp đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi: chọn thời điểm mưabão, đêm tối để thực hiện hành vi xả thải trái phép; xây dựng bí mật nhiều ống xả thải trực tiếp ra môi trường; xóa dấu vết, chứng cứ,… gây khó khăn cho công tác theo dõi, điều tra, ngăn chặn hành vi phạm tội”.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 2 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)