TÓM TẮT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 2 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 46 - 50)

1. Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện có mục đích hình thành và phát triển năng lực tự mình độc lập đưa ra được nhận định, đánh giá, kết luận về một vấn đề, một sự việc, hiện

tượng,… một cách đúng đắn, phù hợp với hiện thực khách quan

và quy luật logic. Vì vậy, rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện bao gồm việc rèn luyện:

- Năng lực nhận biết, phân biệt những những nội dung

chính yếu, cốt lõi, bản chất của vấn đề, những nội dung cần tập trung làm rõ, những nội dung còn tranh cãi.

- Có khả năng tổng hợp, phân tích, diễn giải, đánh giá

chất lượng thông tin thu thập được.

- Có khả năng thu thập, đối chứng các quan điểm khác

nhau; so sánh, phân tích, đánh giá các nhận định, các quan điểm.

- Hình thành quan điểm, lập luận của chính mình. Giao

tiếp phản biện hiệu quả.

2. Những đặc điểm của tư duy phản biện đồng thời cũng

là những đòi hỏi, những yêu cầu cần có để hình thành và phát

triển kỹnăng tư duy phản biện sắc sảo.

3. Độ vững chắc của một suy luận phụ thuộc không chỉ

vào tính logic mà còn vào tính chân xác của các tiền đề và sự vững chắc, tin cậy của giả định gắn liền với suy luận đó. Đây

cũng là lý do giải thích vì sao tập trung bác bỏ tiền đề và giả

định là cách rất hiệu quả để bác bỏ một suy luận.

4. Tư duy phản biện là công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn

bản là xác định chính xác, đầy đủ nguyên nhângây ra vấn đề và

đề xuất giải pháp hợplý. Tư duy phản biện với ý nghĩa là dạng thức tư duy giúp nhìn nhận sự việc khách quan, chính xác, công bằng trên cơ sở lý trí sẽ là công cụ sắc bén và hữu hiệu để thực hiện 2 nhiệm vụ trung tâm của bài toán giải quyết vấn đề.

Đặc điểm của tư duy phản bin Knăng cần rèn luyn

1. Tính khách quan Khách quan khi xem xét vấn đề

2. Tính toàn diện Toàn diện khi xem xét vấn đề

3. Tính khoa học và logic Vận dụng thành thạo các quy luật tư duy logic

4. Tính độc lập Tư duy độc lập

5. Tính nhạy bén Nhạy bén và linh hoạt trong

phát hiện và xử lý vấn đề

6. Tính linh hoạt

7. Tính đối thoại Tranh luận, chất vấn, phản biện.

Các chuẩn mực trí tuệ là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

của tư duy phản biện. Mỗi tiêu chí trong chuẩn mực trí tuệ là sự

kết hợp cụ thể một hoặc một sốđặc điểm của tư duy phản biện,

là thước đo cấp độđạt được của tư duy phản biện.

Như vậy, kỹ năng tư duy phản biện là sự tổng hợp, đan

xen và gắn kết nhuần nhuyễn, hài hòa của nhiều kỹ năng. Do

đó, tư duy phản biện là cấp độ cao, là mức độ phát triển sâu sắc

151

CÂU HỎI

1. Vì sao nói rèn luyện tính khách quan là yêu cầu quyết

định để có kỹnăng tư duy phản biện? Nêu những biểu hiện của

thái độkhách quan khi xem xét, đánh giá hiện tượng, sự việc.

2. Thế nào là thái độ toàn diện khi xem xét một vấn đề? Làm thế nào đểđảm bảo tính toàn diện khi nghiên cứu, đánh giá

vấn đề? Điều này có vai trò như thếnào đối với các hoạt động tư

pháp (hoạt động của các cơ quan tư pháp như điều tra, truy tố, xét xử,… nhằm thực hiện các hoạt động tố tụng do pháp luật quy định và thuộc trách nhiệm của họ)?

3. Vì sao để có kỹ năng tư duy phản biện cần phải rèn luyện tính nhạy bén và linh hoạt?

4. Khi nhận diện, đánh giá vai trò của tiền đề đối với kết luận trong một suy luận, Bạn hiểu thế nào về:

a. Tính liên quan, tính hiệu quả của tiền đề? b. Điều kiện cần, điều kiện đủ của tiền đề?

5. Theo bạn, cần đảm bảo những nguyên tắc nào để đạt

được sự“tâm phục, khẩu phục” khi:

a. Phản biện.

b. Tiếp nhận ý kiến phản biện.

6. Vì sao nói: tính độc lập trong tư duy là điều kiện không

thể thiếu để có tư duy phản biện? Những yếu tố nào làm cản trở

việc hình thành và nâng cao tính độc lập trong tư duy? Làm thế

nào để khắc phục những cản trởđó?

7. Hãy cho biết vì sao công kích vào tiền đề và giảđịnh là cách thường được áp dụng trong thực tiễn để bác bỏ một suy luận?

8. Thế nào là vấn đề và giải quyết vấn đề? Vì sao cần phải

có tư duy phản biện khi giải quyết vấn đề?

9. Nêu tóm tắt phương pháp giản đồ xương cá và phương

153

BÀI TẬP1

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 2 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)