Đòi hỏi của tư duy phản biện khi giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 2 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 35 - 37)

Như vậy, vấn đề chính là khoảng cách (sai lệch) giữa hiện

trạng và tình trạng nên là. Giải quyết vấn đề là những thao tác nhằm thu hẹp (loại bỏ, thay thế) khoảng cách không mong muốn

139

đang tồn tại. Để thực hiện mục đích đó, nhất thiết phải biết nguyên nhân gây ra khoảng cách (sai lệch) nói trên. Như vậy, đứng trước một vấn đề cần giải quyết, yêu cầu đầu tiên là phải

xác định rõ nguyên nhân gây ra vấn đề.

Với một người có năng lực tư duy phản biện thì cách tìm

hiểu nguyên nhân gây ra vấn đềthường sâu và rộng hơn, thường

đó là sựquan tâm hướng đến việc nhận thức sâu sắc và chân thực

nhất bản chất của vấn đềcũng như kết quả và cả hậu quả sau khi giải quyết vấn đề, “lột tả” đầy đủ và toàn diện các nguyên nhân cốt lõi của vấn đề; những ảnh hưởng, quan hệvà cách tác động của vấn đề cần giải quyết với các vấn đề khác có liên quan; những diễn biến có thể xảy ra tiếp theo sau khi vấn đềđược giải quyết…

Một cách tổng quát, thói quen tư duy phản biện bắt buộc người giải quyết vấn đề phải trả lời hệ thống câu hỏi 5 Whs, 1 H:

1. Why (Tại sao?). Tại sao phải giải quyết vấn đề này? Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cần đạt được là gì? Các mục

tiêu đó có đáp ứng các tiêu chí SMART không? (S: Specific

Cụ thể; Measurable – Đo lường được; Achievable – Có thể đạt được; Realistic – Có tính thực tế; Timely – Có thời hạn)…

2. Who (Ai?). Ai là người có trách nhiệm phải giải quyết vấn đề. Phải chịu trách nhiệm với ai, về ai? Ai là người có liện

quan đến vấn đề?...

3. What (Cái gì?). Chính xác vấn đề phải giải quyết là gì? Bạn hiểu nó như thế nào? Định nghĩa rõ ràng vấn đề ra sao?

Những hành động nào cần có để thực hiện?...

4. When (Khi nào?). Vấn đề có tính thời hạn không? Đâu là thời điểm tốt nhất để giải quyết vấn đề này?

của vấn đề đến đâu? Phạm vi tác động (tích cực, tiêu cực) của giải pháp được sử dụng?...

6. How (Như thế nào?). Vấn đề có ảnh hưởng như thế nào? Nếu vấn đềkhông được giải quyết thì hậu quả sẽnhư thế nào?...

Kết quả của việc đặt ra và trả lời cặn kẽ, thấu đáo hệ thống câu hỏi 5 Whs, 1 H trên đây chắn chắn sẽ giúp nhìn thấy một bức tranh rõ ràng, sáng sủa, chính xác và đầy đủhơn về vấn đềđang phải giải quyết cũng như các yếu tố cần quan tâm tới khi xem xét giải quyết vấn đề đó. Tất nhiên, đây không phải là yêu cầu bắt buộc mà cách làm này chỉ thực sự cần thiết khi phải giải quyết các vấn đề lớn, phức tạp. Đối với những vấn đề đơn giản, có thể giải quyết nhanh chóng hơn mà không cần phải áp dụng cách sử dụng hệ thống câu hỏi 5 Whs, 1 H. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp như vậy thì thói quen đặt vấn đề cần giải

quyết trong dòng suy nghĩ theo hướng tư duy phản biện cũng vẫn

rất quan trọng và hữu ích. Nó cho phép chúng ta có thể “đọc”,

nắm vững và làm chủ vấn đềtrước khi bắt tay vào giải quyết nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 2 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)