Rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề cần xem xét trước các chu ẩn mực trí tuệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 2 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 30 - 32)

Các chuẩn mực trí tuệ chính là những tiêu chuẩn để đảm

bảo chất lượng tư duy. Một vấn đề, một sự việc, một tư tưởng,…

khi được xem xét dưới góc độ các chuẩn mực trí tuệ sẽlà cơ sở

đảm bảo độ xác tín cao và do đó quá trình tư duy cũng có chất

lượng cao. Richard Paul – Linda Elderl đã tổng hợp các chuẩn mực có tính phổ quát của tư duy phản biện bao gồm1:

- Sự rõ ràng: Đây là chuẩn mực mang tính bản lề. Chuẩn mực này đòi hỏi những ví dụ, minh họa cụ thể, các cách trình bày khác của vấn đề đang xem xét. Để đạt được sự rõ ràng, có thể dựa vào các câu hỏi: Bạn có thểnói rõ hơn về điểm (điều) đó không?; Bạn có thể trình bày điểm (điều) đó bằng cách khác không?; Bạn có thểđưa ra một minh họa, một ví dụ vềđiều Bạn đã nêu không?...

- Sựđúng đắn: Một vấn đề (phát biểu) có thểrõ ràng nhưng

lại không đúng đắn. Có thể nhận thức sự đúng đắn qua các câu

hỏi: Vấn đề có thực sựđúng như vậy không?; làm sao có thể kiểm tra điều đó?; làm thế nào để biết điều đó là đúng đắn?...

- Sự chính xác: Một vấn đề (phát biểu) có thể vừa rõ ràng,

vừa đúng đắn nhưng lại không chính xác. Nhận thức mức độ

chính xác qua các câu hỏi: Bạn có thể đưa ra nhiều chi tiết hơn không? Có thể nêu cụ thểhơn không?...

- Tính liên quan: Sự liên quan (và quan trọng) được xem là tiêu chí đầu tiêu khi phán xét vấn đề. Một phát biểu có thể rõ

1

Richard Pul – Linda Elder “Cẩm nang tư duy phản biện – khái niệm và công cụ”. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2015, Tr.18.

ràng, đúng đắn và chính xác nhưng lại không liên quan đến câu hỏi (vấn đề) đặt ra. Vì thế, cần xem xét những minh chứng, những câu hỏi có liên quan gì với vấn đề đang xem xét, giữa chúng có sự kết nối nào không. Để làm việc đó, có thể đặt câu hỏi: Điều đó kết nối thế nào với câu hỏi? Có liên quan gì với vấn đềđang đặt ra?...

- Chiều sâu: Một phát biểu có thểrõ ràng, đúng, chính xác và có liên quan nhưng lại hời hợt bề ngoài (tức thiếu chiều sâu).

Như vậy, đểquan tâm đến chiều sâu của vấn đề phải chú ý

giải đáp câu hỏi: Câu trả lời của Bạn đề cập gì đến tính phức hợp trong câu hỏi? Bạn đã xem xét như thế nào đến những vấn đề trong câu hỏi? Bạn có xử lý những nhân tố có ý nghĩa (giá trị) nhất không?...

- Chiều rộng: Quan tâm đến chiều rộng là quan tâm đến các góc nhìn khác. Hãy giải quyết các câu hỏi: Có cần xét đến góc nhìn khác không?;Có cách nào khác để tiếp cận vấn đề (câu hỏi) này không? Ở mỗi góc nhìn thì vấn đề sẽ như thế nào? Nếu chỉ đứng trên góc độ bảo thủ thì vấn đề này sẽ ra sao? Từ góc nhìn của… thì điều này sẽnhư thế nào?...

- Tính logic: Một vấn đề thường được xem xét dựa trên

nhiều quan điểm, nhiều tư tưởng. Khi đó, tính logic được hiểu

theo nghĩa nếu các tư tưởng được kết nối phải có sựnâng đỡ, hỗ

trợ nhau để cùng hướng tới kết luận. Ngược lại, nếu có sự mâu thuẫn, không kết nối thì sẽ mất đi “tính logic”. Đánh giá tiêu chuẩn logic dựa vào các câu hỏi: Điều này thực sự có ý nghĩa không? Điều đó có xuất phát từ những gì Bạn đã hiểu và trình bày không? Nó nảy sinh như thế nào?...

135

khuynh hướng ưu tiên cho lập trường của mình, không hoặc ít

quan tâm đến quan điểm, tình cảm của người khác. Sự thiên lệch

như vậy dẫn đến tai hại vô cùng lớn là hiểu không thấu đáo, thậm

chí hiểu sai vấn đề. Để tránh những nguy hại đó, cần tự nghiêm túc trả lời các câu hỏi: Có thực sự xem xét vấn đề từ các lập trường khác nhau không? Có xuyên tạc thông tin không? Có định kiến hay quan tâm nhiều đến lợi ích của ta hơn lợi ích chung không?...

- Các chuẩn mực nêu trên là một cách diễn đạt khác về

những đặc điểm của tư duy phản biện mà ta đã xét.

Tóm lại, tư duy phản biện là tư duy bậc cao, là một trong những phẩm chất cốt lõi của hoạt động trí tuệ, có tầm quan trọng, có tần suất sử dụng và đem lại giá trị lớn trong quá trình khám phá, tìm hiểu và cải tạo thế giới, là một năng lực không thể thiếu trong mọi hoạt động của đời sống. Vì vậy, hoàn thiện và không ngừng

nâng cao năng lực tư duy phản biện là đòi hỏi có tính bắt buộc đối

với bất cứ ai mong muốn đạt tới thành công trong cuộc sống và trong công việc. Đó là quá trình rèn luyện kiên trì với ý chí quyết tâm cao, với thái độ tích cực và một phương pháp khoa học.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện Phần 2 PGS.TS Lê Thanh Sơn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)