1. “Phạt nguội vi phạm giao thông là một chủtrương đúng,
không cần bàn cãi. Nó giúp cho đường phố bớt đi những cuộc tranh luận phản cảm giữa cảnh sát giao thông với người vi phạm; bớt đi sự lãng phí thời gian; bớt đi tiêu cực để“cưa đôi” tiền phạt. Quan trọng hơn nó xóa bỏ những “đường cong mềm mại” trong quan hệ ứng xử với luật giao thông của người lái xe và lực lượng chấp pháp. Điều đó đảm bảo sự công bằng, minh bạch, tránh tiêu cực trong việc thực thi và tuân thủ luật giao thông”. (Trích bài “Phạt sau lưng” của Phạm Trung Tuyến,
VnExpress, ngày 07/10/2017).
2. “Xu thế tăng dân số và sự tăng trưởng kinh tế làm gia tăng nhu cầu đi lại, trong khi số lượng phương tiện giao thông
công cộng và chất lượng phục vụ còn hạn chế. Hậu quả là số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng rất nhanh. Mức độ gia tăng diện tích đường giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu. Ý thức của người tham gia giao thông kém cũng góp phần gây ách tắc khi hạ tầng giao thông bị quá tải. Bởi vậy, ùn tắc giao thông là vấn nạn phổ biến của các thành phố có tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế cao”. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông Vận tải).
3. “Chẳng phải sự khác biệt chia rẽ chúng ta, mà chính
việc không có khả năng nhận biết, chấp nhận và đề cao sự khác biệt chia rẽ chúng ta trong tranh luận. Không khó nhận ra rằng nhiều cuộc tranh luận trên mạng xã hội (MXH) là những cuộc tranh cãi kiểu chửi bới, thóa mạ thiếu văn hóa, những hành vi xúc phạm, miệt thị lẫn nhau để bảo vệ cái “tôi” mà không hề đem lại sự cải thiện nào về nhận thức. Phần nhiều đó là các cuộc công kích, ẩu đả về ngôn từ nhằm tranh thắng khi không có sự thừa nhận những khác biệt về quan điểm, chính kiến. Thất bại trong các cuộc tranh luận về những chủ đề có tính nhạy cảm thường có nguyên nhân từ việc không đặt yêu cầu tôn trọng sự khác biệt của các bên lên hàng đầu. Ởđây, thất bại không phải do khác biệt về chủ đề tranh luận mà là khác biệt về văn hóa tranh luận ".(Theo “Tranh luận và văn hóa tranh luận”, Báo Một thế giới, ngày 31/12/2017).
4. “Xét về nhiều mặt, hành vi gian lận thi cửở Hà Giang là
vụđại án gian lận không chỉ liều lĩnh và nguy hiểm nhất, mà còn đặc biệt nghiêm trọng. Nó là ngọn roi quất thẳng vào phần xã hội tử tế còn lại đang gắng sức vun xới cho một nền giáo dục công bằng, trung thực, liêm sỉ, coi trọng thực chất. Công bằng
163
xã hội bị chà đạp và có nguy cơ bị vùi dập. Nó cho thấy đạo đức và trách nhiệm công vụ của một bộ phận công chức, viên chức sa sút đến mức tận cùng. Nó là dẫn chứng về thái độ xem thường pháp luật, về sự suy đồi về đạo lý và văn hóa của một bộ phận quan chức. Từ đó, gây hoang mang, lo lắng, hủy hoại niềm tin của xã hội vào nền giáo dục nước nhà. Nó đặt hành trình cải cách, đổi mới thi cử mà ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện trước nguy cơ đổ bể”. (Theo Vietnamnet, ngày 19/7/2018).
5. “Hiện nay, Luật sư chưa được tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia các vụ án. Thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa còn nhiều phức tạp, quan liêu, chậm trễ. Việc sao chụp tài liệu trong hồsơ vụ án luôn gặp trở ngại vì chưa có một cơ chế, thủ tục, trình tựnào quy định buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho Luật sư tham gia. Khi tham gia tố tụng, Luật sư gần như bị các cơ quan điều tra vô hiệu hóa. Trong các vụ án hình sự, vai trò của Luật sư chưa được coi trọng. Ý kiến của Luật sư ít khi được HĐXX nghiêm túc xem xét, nhiều khi đại diện VKS không đáp lại ý kiến tranh luận của Luật sư hoặc chỉ tranh luận chiếu lệ. Thực tếđó cho thấy vẫn còn quá nhiều bất cập, vướng mắc trong quyền hành nghề của Luật sư.”. (Lược
theo bài “Một số ý kiến trong hoạt động hành nghề luật sư” đăng
trong http://www.hcmbar.org).
VII. Hãy ghép các tiền đề phù hợp với kết luận theo từng cặp.