III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN
2. Phong cách lãnh đạo
Xét cho cùng, nhóm trưởng cũng là một thành viên của nhóm như tất cả những người khác, tuy nhiên công việc của một nhóm có đạt được hiệu quả hay không, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm thế nào lại chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách làm việc của người lãnh đạo này. Ngoài yếu tố năng lực, kinh nghiệm chuyên môn, cách thức giao tiếp, cư xử, cách
ra quyết định, giải quyết vấn đề, thói quen,… tạo nên phong cách của con người và đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nhóm.
Có ba phong cách lãnh đạo cơ bản trong nhóm:
2.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Kiểu lãnh đạo mang tính chất dân chủ có những đặc trưng cơ bản sau: - Biết đối xử một cách mềm dẻo, linh hoạt, khéo léo, và tế nhị với mọi
người.
- Biết tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến của quần chúng.
- Biết tạo cho nhân viên của mình luôn có được ý thức tự do trong việc bày tỏ sỏng kiến, kinh nghiệm và ý kiến của mình. Trong quá trình thiết lập các mối quan hệ với nhân viên sẽ không bao giờ có sự áp đặt một cách khiên cưỡng, một chiều và máy móc từ phía lãnh đạo.
2.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Kiểu lãnh đạo mang tính chất mệnh lệnh, chuyên quyền có những đặc
điểm cơ bản sau:
- Luôn luôn chỉ biết lấy ý chí của minh để áp đặt và ép buộc nhân viên
làm theo ý mình. Họ không động viên, thuyết phục, khuyến khích nhân
viên trong khi thực hiện cụng việc.
- Chú trọng nhiều đến quan hệ công việc, ít quan tâm tới những quan hệ
riêng tư của nhân viên.
- Sự khôn khéo, tế nhị trong quan hệ với nhân viên hạn chế, thường tự động kiểm tra và tham gia trực tiếp vào mọi việc làm của nhân viên.
2.3. Phong cách lãnh đạo tự do
- Không lập kế hoạch, không tổ chức chỉ đạo kiểm tra đánh giá việc thực hiện công việc. Trong thực tế họ sẽ luôn luôn để cho các thành viên tuỳ ý thực hiện các nhiệm vụ của những hoạt động xã hội, giao tiếp xó hội mà khụng tiến hành một tác động chỉ đạo nào.
- Luôn luôn thể hiện phong cách tự do trong khi thực hiện các nhiệm vụ
quản lý.
- Theo quan điểm hiện đại mà được nhiều nhà tâm lý học trên thế giới thống nhất cách nhìn nhận là phong cách lãnh đạo nào cũng có mặt tốt và mặt hạn chế của nó. Vấn đề là người lãnh đạo phải sử dụng có kết hợp một cách có hiệu quả các phong cách lãnh đạo cho phù hợp với tập thể của mình. Thí dụ phong cách lãnh đạo dân chủ vận dụng trong giai
đoạn tập thể chưa được hình thành là không phù hợp mà phải vận dụng phong cách độc đoán. Khi tập thể thực sự hành thành người lãnh đạo dùng phong cách
- Lãnh đạo một tập thể tri thức cao cấp vận dụng phong cách lãnh đạo tự
do được khuyến khích nhiều hơn.Tốt nhất người lãnh đạo biết phối hợp các mặt mạnh của các phong cách lãnh đạo.
Với ba phong cách lãnh đạo theo các kiểu khác nhau, không khí làm việc trong nhóm sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên đều hướng đến mục đích chung cuối cùng là đạt hiệu quả công việc. Do vậy, chúng có những mối liên hệ nhất định với nhau. Trong đó, lãnh đạo theo kiểu độc đoán là lý
tưởng nhất nhưng trong những trường hợp người chỉ huy phải gấp rút đưa ra quyết định và cấp dưới phải nghe theo.
Trước một ca mổ khẩn cấp, bác sĩ phải ra tay chịu trách nhiệm không
còn đủ thời gian để tham khảo ý kiến của cộng sự một cách chi tiết. Ngược
lại, trong những chuyến du lịch, ngoài những quy định về giờ giấc, sự an toàn và hành trình, người đội trưởng của các trại viên hoàn toàn tự do trong cách sắp xếp chương trình và lựa chọn hình thức sinh hoạt theo ý họ.
Người lãnh đạo luôn đóng vai trò then chốt trong hoạt động của nhóm, do đó cho dù với kiểu lãnh đạo nào thì các trưởng nhóm cũng phải hội tụ đủ những yếu tố sau đây:
- Biết và hiểu tâm lý nhóm và tâm lý cá nhân, nắm vững diễn tiến của nhóm (các hoạt động tương tác, truyền thông, những mâu thuẫn tiềm
ẩn, xung đột và các biện pháp giải quyết,...).
- Phân công công việc hợp lý dựa trên năng lực và khả năng của từng thành viên.
- Khả năng phát hiện và xử lý các tình huống liên quan đến tính hợp tác nhóm cũng như xây dựng và điều khiển bầu không khí nhóm lành
mạnh, thân thiện giữa các thành viên trong nhóm
- Tạo không khí làm việc tích cực, hiệu quả, đồng thời ghi nhận và làm cho các thành viên thấy được sự đóng góp của mình trong thành quả
chung của nhóm.
Lãnh đạo giỏi không phải là người một mực tuân theo một phong cách
lãnh đạo bất biến, mà đó là người biết áp dụng các phong cách linh hoạt, phù hợp với từng tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, họ cũng phải có khả
Có như vậy, mới tạo được sự phấn chấn trong tinh thần làm việc của các thành viên và đạt được mục tiêu công việc với hiệu quả cao nhất.
THAM KHẢO
1. Bill Gates – cựu CEO của Microsoft - phong cách độc đoán
Bill Gates được xem là nhà lãnh đạo có phong cách độc đoán nhưng lại cực kỳ thành công trong kinh doanh. Khi mới thành lập Microsoft, Gates đã lập ra một quy định vô cùng khắc nghiệt cho toàn bộ nhân viên của mình, đó là “sếp không được phép làm ra những sản phẩm kém hơn nhân viên của mình”. Nhiều nhân viên thấy sợ chính tư duy thiên tài của Gates, bởi ông
đòi hỏi nhân viên rất cao và thiếu kiên nhẫn với thuộc cấp đến mức khắc
nghiệt. Tuy nhiên, sau 30 năm gầy dựng và phát triển cùng Microsoft, Bill Gates đã biến Microsoft trở thành một doanh nghiệp tầm cỡ thế giới và những người làm việc tại đây cũng luôn tự hào là một thành viên của Microsoft.
2. Larry Page – CEO của Google – phong cách tự do
Google trở thành công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới với kho dữ liệu
khổng lồ cùng những ứng dụng hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin.
Với phong cách lãnh đạo dân chủ, Larry Page đã tạo ra một môi trường làm việc cho nhân viên thật thoải mái. Nhân viên được ăn, ngủ, nghĩ tự do trong công ty bất cứ khi nào họ cảm thấy đói hay mệt mỏi. Để tạo áp lực hoàn thành dự án cho các nhóm trong công ty, Larry Page thường xuyên tuyển dụng nhân viên mới ra trường, những người sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng để hoàn thành kế hoạch mục tiêu, khiến cho môi trường làm việc trong Google luôn là những cuộc rượt đuổi và không có lúc nào dừng lại. Với phong cách lãnh đạo tự do của mình, Larry Page đã nhanh chóng đưa Google trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới sánh ngang với những tập đoàn lâu năm như Microsoft hay Apple.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bạn đã từng có cơ hội phụ trách một nhóm, có thể là nhóm gia đình, bạn bè, câu lạc bộ, ... nào?
... ...
Hãy suy nghĩ và đánh giá phong cách lãnh đạo của bạn theo kiểu nào?
Bạn đã gặp những khó khăn và thuận lợi gì trong phong cách lãnh đạo đó? ... ... Hãy liệt kê những việc phải làm để cải tiến kỹ năng lãnh đạo của mình. ... ... Trong trường hợp chưa từng đóng vai trò lãnh đạo trong bất kỳ đội
nhóm nào, bạn hãy tưởng tượng và chỉ ra phong cách phù hợp với bản thân
mình.
- Hãy trình bày lý do tại sao?
- Theo bạn, bạn sẽ làm gì để phát triển phong cách lãnh đạo đó một cách hiệu quả nhất?
... ...
NHỮNG PHẨM CHẤT CẦN CÓ CỦA MỘT LÃNH ĐẠO
- Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác.
- Khả năng khơi dậy sự tự tin cho nhân viên của mình. - Kiên định và nhất quán.
- Uy tín.
- Công bằng.
- Biết lắng nghe.
- Tin tưởng vào tập thể.
- Trách nhiệm.