Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy tắc

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm Viện nghiên cứu Kinh tế ứng dụng (Trang 31 - 33)

II. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM

3. Giai đoạn ổn định hay hình thành các quy tắc

Nếu một nhóm được quản lý tốt, vượt qua được những xung đột không thể tránh khỏi trong giai đoạn 2, các thành viên tin tưởng nhau thì sự hợp tác, gắn bó giữa các thành viên ngày càng tăng lên. Các cuộc đối thoại, tranh luận sẽ cởi mở hơn và hướng đến công việc nhiều hơn. Sự xung đột sẽ giảm xuống khi các thành viên tập trung vào công việc và giảm bớt sự

quan tâm vào địa vị, quyền lực và sự ảnh hưởng lẫn nhau. Giai đoạn phát triển thứ 3 của một nhóm được định hình bởi các cuộc thương lượng, đàm

phán nghiêm túc hơn về vai trò của từng cá nhân trong nhóm, cách thức tổ

chức nhóm và quy trình làm việc. Đây cũng là giai đoạn các thành viên trong nhóm củng cố mối quan hệ với nhau.

Các nhà lãnh đạo sẽ thấy rằng công việc của họ sẽ dễ dàng hơn. Họ

không cần phải can thiệp nhiều vào hoạt động của nhóm như các giai đoạn

đầu nữa mà chỉ cần lo giữ cho mọi người, mọi việc đi đúng quỹ đạo đã vạch ra. Trưởng nhóm trong giai đoạn này có vai trò như một huấn luyện viên trong các cuộc họp ra quyết định của nhóm.

Để làm việc có hiệu quả, nhóm viên đề ra các thủ tục làm việc như giờ

giấc, phân công, xác định trách nhiệm,quyền hạn, phương thức truyền thông,cách ứng xử phù hợp... Nhóm được ổn định từ từ, bắt đầu tin tưởng lẫn nhau và khắng khít với nhau. Nhóm viên sẵn sàng nghe ý kiến của người khác. Những lãnh đạo tự nhiên chân chính xuất hiện để đóng góp

tích cực. Nhóm viên lao vào công việc, quan tâm đến lợi ích chung. Họ tự

hào về nhóm hơn. Và khả năng giải quyết vấn đề được nâng lên. Kế hoạch chung bắt đầu được bàn bạc với sự tham gia của mọi người.

Để giai đoạn ổn định này nhanh chóng đi vào giai đoạn tiếp theo, người lãnh đạo nhóm/tập thể nên giảm bớt sự “độc đoán”, sự “áp đặt”…mà họ đã sử dụng trong giai đoạn trước.

Ở giai đoạn này, nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với nhau và sự giảm bớt xung đột nội bộ. Do một tinh thần hợp tác mới hiện hữu, mọi thành viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề này được thảo luận cởi mở bên với toàn bộ nhóm. Sự tiến bộ lớn nhất là mọi người có thể bắt đầu lắng nghe

nhau. Những phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ nhóm đều

nhận biết được điều đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm Viện nghiên cứu Kinh tế ứng dụng (Trang 31 - 33)