I. Các tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu:
4. Cao trình và mốc cao trình:
1.2. Công tác đào đất hố móng:
Trước khi đào đất, nhà thầu phải tiến hành lên ga ranh giới đào đắp của công trình. Nghiên cứu bản vẽ thiết kế và tại liệu địa chất công trình, địa chất thuỷ văn tại vị trí công trình, tiến hành đào kiểm tra để lựa chọn thiết bị, biện pháp thi công và tổ chức thi công cho phù hợp và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Bố trí thi công đến đâu gọn đến đó. Đất đào được đổ đúng nơi quy định.
Nhà thầu tiến hành đào móng theo đúng hồ sơ thiết kế về hình dạng, kích thuớc và cao trình hố móng. Công tác đào móng được tiến hành bằng máy đào 0,8 m3 kết hợp với đào thủ công để tạo khuôn hố móng.
giới hạn tại từng mặt cắt ngang theo đúng hồ sơ thiết kế. Trong quá trình đào, kết hợp bơm nước hố móng, đảm bảo hố móng luôn khô ráo.
- Nhà thầu tránh đào hố móng có các mặt nghiêng trên các đường giao thông công cộng, vườn tư nhân hay trong giới hạn theo quy định (20-30)m của bất kỳ công trình xây dựng hay kết cấu nào khác.
* Các yêu cầu kỹ thuật trong công tác đào đất hố móng:
- Trước khi đào đất hố móng tiến hành xây dựng hệ thống tiêu nước, trước hết là tiêu nước bề mặt (nước mưa, ao hồ, cống rãnh,..) ngăn không cho nước chảy vào hố móng công trình. Đào mương, rãnh khơi, đắp bờ con trạch,… tuỳ theo điều kiện địa hình và tính chất công trình mà chúng tôi có biện pháp xử lý thích hợp. Tiết diện và độ dốc tất cả các mương rãnh tiêu nước phải đảm bảo thoát nhanh nước mưa và các nguồn nước khác. Tốc độ nước chảy trong các mương rãnh tiêu nước không vượt quá tốc độ gây xói lở đối với từng loại đất.
- Đào hố móng bằng thủ công, chỉ cho phép đào hố móng trần, không chống đỡ trong trường hợp đất khô hoặc ít ẩm, tuỳ theo loại đất và độ sâu hố đào và tính chất tải trọng đặt trên mép hố đào mà tiến hành đào theo các độ dốc mái taluy để đảm bảo độ ổn định của mái dốc. Trong trường hợp cần thiết có công nhân làm việc dưới móng thì khoảng cách tối thiểu giữa kết cấu móng và vách hố móng phải lơn 0,7m, nếu hố móng có mái dốc thì khoảng cách giữa chân mái dốc và chân kết cấu móng ít nhất phải là 0,3m.
- Đối với đất mềm, được phép đào hố móng có vách đứng không cần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở trên mực nước theo quy định sau:
Loại đất Chiều sâu hố móng
Đất cát, đất lẫn sỏi sạn Không quá 1,0 m
Đất cát pha Không quá 1,25 m
Đất thịt và đất sét Không quá 1,5 m
Đất thịt chắc và đất sét chắc Không quá 2,0 m
- Những vật liệu để gia cố tạm thời vách hào và hố móng được làm theo kết cấu lắp ghép để có thể sử dụng quay vòng nhiều lần và có khả năng cơ giới hóa cao khi lắp đặt. Khi đắp đất vào hố móng chúng tôi sẽ tháo dỡ những vật liệu gia cố tạm thời, chỉ để lại khi điều kiện kỹ thuật không cho phép tháo dỡ những vật liệu gia cố.
- Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần gia cố, trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm (kể cả phần chịu ảnh hưởng của
Loại đất
Độ dốc lớn nhất cho phép khi chiều sâu hố móng bằng (m) 1,5 3 5 Góc nghiêng của mái dốc Tỷ lệ độ dốc Góc nghiêng của mái dốc Tỷ lệ độ dốc Góc nghiêng của mái dốc Tỷ lệ độ dốc Đất mượn 56 1:0,67 45 1:1 38 1:1,25 Đất cát và cát cuội ẩm 63 1:0,5 45 1:1 45 1:1 Đất cát pha 76 1:0,25 56 1:0,67 50 1:0,85 Đất thịt 90 1:0 63 1:0,5 53 1:0,75 Đất sét 90 1:0 76 1:0,25 63 1:0,5 Hoàng thổ và những loại đất tương tự trong trạng thái khô
90 1:0 63 1:0,5 63 1:0,5
- Đối với những trường hợp hố móng sâu hơn 5m, hoặc sâu chưa đến 5m nhưng điều kiện địa chất thủy văn xấu, phức tạp, đối với những loại đất khác với quy định trong bảng trên thì phải tính đến việc xác định độ dốc của mái dốc, sự cần thiết để có an toàn và chiều rộng mặt cơ nhằm kết hợp sư dụng mặt cơ để lắp đặt những đường ống kỹ thuật phục vụ thi công: đường ống nước, khí nén,… - Đối với hố móng sau khi xúc hết đá rời phải có phương án bốc hết những hòn đá long chân, đá treo trên mái dốc để đảm bảo an toàn.
- Vị trí kho vật liệu, nơi để máy xây dựng, đường đi lại của máy thi công dọc theo mép hố móng, đảm bảo đủ khoảng cách an toàn được quy định trong quy phạm về kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
- Đất đào từ hố móng sẽ được chuyển tới các bãi thải quy định. Nhà thầu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc đổ bừa bãi các đất thải gây trở ngại cho việc thi công, nhiễm bẩn môi trường công trường và các khu vực lân cận. Khi hố móng là đất mềm, không đào sâu quá cao trình thiết kế. Nếu đất có lẫn đá tảng, đá mồ côi thì phần đào sâu quá cao trình thiết kế tại những hòn đá sẽ được đắp bù bằng vật liệu cùng loại hay bằng vật liệu ít biến dạng khi chịu nén như: cát, sỏi, …
- Trong trường hợp phát hiện thấy các hệ thống kỹ thuật ngầm, công trình ngầm hay di chỉ khảo cổ, kho vũ khí … trong khu vực đào mà không được ghi chú trong hồ sơ thiết kế, nhà thầu sẽ ngừng ngay công tác đào đất đồng thời rào ngăn và bảo vệ cẩn thận khu vực đào. Trong vòng 24 giờ, nhà thầu phải có trách nhiệm thông báo cho đại diện của các cơ quan chức năng có liên quan đến vị trí khu vực đào để giải quyết.
* Bảo vệ bề mặt hố đào:
- Nền đất sau khi đào đảm bảo đúng cao trình thiết kế, bằng phẳng và đảm bảo khô ráo trước khi thi công phần xây đúc. Khi đào nền móng công trình nhà thầu
này chỉ được bóc đi trước khi xây dựng công trình, chiều dày lớp bảo vệ đảm bảo theo quy định của thiết kế và giám sát tuỳ theo điều kiện địa chất và tính chất của công trình. Liên tục tiến hành kiểm tra trong quá trình thi công, tránh hiện tượng đào sâu quá cao trình thiết kế
- Thông thường khi đào phải chừa lại lớp đất làm lớp bảo vệ để chống xâm thực và phá hoại của thiên nhiên; bề dày lớp bảo vệ do thiết kế quy định tùy theo điều kiện địa chất công trình và tính chất công trình. Tầng đất phía dưới chỉ đào lớp đất này ngay trước khi thi công móng. Những trường hợp khác được chỉ định trên bản vẽ.
- Đáy và mái hố đào tiếp xúc với bề mặt bê tông cũng được bảo vệ tránh nứt nẻ, phong hoá bằng các tấm plastic hoặc bao tải cho đến khi đổ bê tông.
- Việc đào lớp đất bảo vệ đến khi đặt tấm bảo vệ khác không quá 2 giờ. Bề mặt hoàn thiện không được phơi ra ngoài không khí quá 20’ và được bảo dưỡng ẩm.
* Hoàn thiện:
- Trước khi tiến hành hoàn thiện công trình đất, chúng tôi sẽ kiểm tra lại toàn bộ kích thước công trình, nhất là các góc mép cạnh, đỉnh, mái, chu vi,... so với thiết kế bằng máy trắc đạc.