I. Các tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu:
3. Công tác cốp pha, ván khuôn cho bê tông
3.2. Tháo dỡ cốp pha, ván khuôn:
Nhà thầu chỉ tiến hành tháo dỡ cốp pha, ván khuôn sau khi bê tông đạt cường độ cần thiết, đủ đảm bảo giữ được bề mặt và các góc cạnh không bị sứt mẻ hoặc bị sạt lở. Thời gian tháo dỡ tuỳ thuộc vào đặc điểm kết cấu, tính chất của bê tông, vị trí cốp pha, ván khuôn, thời tiết,...
Đối với kết cấu bản có khẩu độ ≤ 2m thì thời gian tối thiểu để tháo dỡ ván khuôn nằm là 7 ÷ 10 ngày (khi cường độ bê tông đạt khoảng 70% R28), đối với kết cấu bản có khẩu độ 2 ÷ 8m thì thời gian tối thiểu để tháo dỡ ván khuôn nằm là 5 ÷ 7 ngày (khi cường độ bê tông đạt khoảng 50%R28).
Đối với ván khuôn chịu tải trọng, nhà thầu chỉ tháo ván khuôn thành thẳng đứng trước để xem xét chất lượng bê tông, nếu chất lượng bê tông quá xấu, nứt rỗ nhiều, thì cho xử lý bê tông đạt yêu cầu mới tháo dỡ ván khuôn. Những kết cấu sau khi tháo dỡ ván khuôn phải đợi đến sau khi bê tông đạt cường độ thiết kế mới cho phép chịu toàn bộ tải trọng thiết kế
Cốt thép sử dụng trong công trình đảm bảo tính năng kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn về cốt thép. Công tác cốt thép phải đạt yêu cầu TCVN 1651- 1:2008 và TCVN 1651-2:2008:
Phân loại Loại Sức chịu kéo (Mpa) Độ kéo dài
(%)
Giới hạn 1 Giới hạn 2
CB240-T Thép tròn 380 240 20
CB300-V Thép có gờ 450 300 19
Cốt thép sử dụng là loại cốt thép đúng nhóm, đúng số hiệu, đường kính, ….
Xử lý cốt thép trước khi gia công đảm bảo bề mặt sạch không có gỉ sét, không sứt sẹo. Diện tích mặt cắt ngang không bị hẹp, thanh thép thẳng.
Cốt thép sử dụng tuân theo tiêu chuẩn sau:
+ Thép trong bê tông theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995.
* Tập kết vật liệu:
Nhà thầu thông báo với cán bộ giám sát khi vận chuyển vật liệu sắt thép đến công trường nhằm mục đích kiểm tra vật liệu sắt thép trước khi đưa vào sử dụng. Để công tác kiểm tra đạt hiệu quả, nhà thầu xuất trình các hoá đơn, phiếu xuất kho nhằm đối chiếu xuất xứ, nguồn gốc, chủng loại và khối lượng của vật liệu sắt thép chuyển đến.
Các vật liệu sắt thép không đảm bảo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế hoặc có hình dạng về bề mặt như: tiết diện đường kính trên cây thép không đều, đường kính thanh không đạt, bề mặt thép xù xì và lát cắt không mịn có lẫn nhiều tạp chất đều được chúng tôi loại bỏ và vận chuyển ra khỏi phạm vi công trường.
* Lấy mẫu thí nghiệm:
Vật liệu sắt thép vận chuyển đến công trường, sau khi đã được cán bộ giám sát kiểm tra, chúng tôi sẽ tiến hành lấy mẫu thép để thí nghiệm cường độ chịu kéo của vật liệu. Việc lấy mẫu này sẽ được thực hiện và bàn giao tay ba: Cán bộ giám sát của Chủ đầu tư, nhà thầu và cán bộ của đơn vị thí nghiệm.
* Bảo quản:
Sắt thép khi vận chuyển đến công trường sẽ tập kết và bảo quản tại kho chứa vật liệu có mái che nhằm tránh trời mưa làm ướt sắt thép gây rỉ sắt thép. Tại kho, sắt thép được xếp trên giá gỗ, cách xa mặt đất nhằm tránh ẩm ướt làm han rỉ, hư hỏng và bẩn. Các thanh có đường kính và cường độ thép khác nhau được tập kết tách rời nhau.
Móc cong ở hai đầu cốt thép hướng vào phía trong của kết cấu, khi đường kính của cốt thép đai từ 6 ÷ 9mm thì đoạn thẳng ở đầu móc uốn của cốt thép đai không bé hơn 60mm và đường kính từ 10 ÷ 12mm thì không bé hơn 80mm. Cốt thép sau khi uốn cong sẽ được kiểm tra kỹ sai số cho phép, không vượt quá các trị số do quy phạm quy định.
Tất cả việc cắt và uốn thép nhà thầu thực hiện trong xưởng hoặc tại công trường.
* Chiều dài gia công móc và nối buộc cốt thép:
Nối cốt thép bằng phương pháp nối buộc:
- Đường kính lớn nhất của thanh nối buộc không vượt quá 25mm.
- Trước khi nối nhà thầu lập sơ đồ bố trí mối nối, tránh nối ở những chỗ chịu lực lớn, chỗ uốn cong trong mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không được nối quá 25% diện tích của tổng cộng của các thanh chịu kéo đối với thép buộc nhóm A-I và không được nối quá 50% diện tích tổng cộng của các thanh chịu kéo đối với thép buộc nhóm A-II. Khi nối cốt thép chừa ra ở móng với cốt thép đổ tại chỗ mà thép chịu kéo của các cột đó có tất cả là 3 thanh cốt dọc thì cho phép nối 2 trong 3 thanh đó trên cùng tiết diện.
- Cốt thép nằm trong khu vực chịu kéo trước khi nối buộc sẽ uốn đầu thành móc câu; cốt thép có gờ không cần uốn móc câu.
- Dây thép buộc, nhà thầu dùng dây thép có số hiệu 18-22 hoặc đường kính khoảng 1mm. Mối nối sẽ buộc ít nhất 3 chỗ(ở giữa và 2 đầu).
Độ dài nối chồng và gia công móc phải tuân thủ theo bảng tổng hợp sau:
Loại cốt thép
Chiều dài móc và nối buộc
Vùng chịu kéo Vùng chịu nén
Dầm hoặc tường Kết cấu khác Đầu cốt thép có móc
Chiều dài nối buộc Thép trơn Thép có gờ 40d 40d 30d 30d 20d - 30d 20d Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
- Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Sản phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô. Mỗi lô gồm 100 thanh thép cùng loại đã cắt và uốn, cứ mỗi lô lấy 5 thành bất kỳ để kiểm tra. Trị số sai lệch không vượt quá các trị số ở bảng dưới:
Kích thước sai lệch của cốt thép đã gia công
Các sai lệch Mức cho phép,
mm 1. Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực
5
a) Mỗi mét dài 20
3. Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê tông khối lớn:
+ d
a) Khi chiều dài nhỏ hơn 10m + (d + 0,2a)
b) Khi chiều dài lớn hơn 10m 30
4. Sai lệch về góc uốn của cốt thép + a
5. Sai lệch về kích thước móc uốn 5
Trong đó:
d- Đường kính cốt thép;
a- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép chủ.
* Hàn cốt thép:
Khi tiến hành hàn cốt thép, bố trí những thợ hàn đã được kiểm tra thực tế và có chứng nhận cấp bậc nghề nghiệp. Nếu cần thiết thì sẽ cho kiểm tra lại bằng thực nghiệm mới cho phép tiến hành.
Khi chọn phương pháp và công nghệ hàn, phải tuân thủ theo tiêu chuẩn 20TCN 71-77 "Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bê tông cốt thép".
Hàn nối cốt thép sử dụng các phương pháp hàn sau đây: - Hàn đối đầu tiếp xúc,
- Hàn mang,
- Hàn có thanh nẹp, - Hàn đắp chồng.
Tùy theo nhóm và đường kính cốt thép mà sử dụng các kiểu hàn cho thích hợp, lập sơ đồ bố trí mối nối. Không đặt mối hàn của những thanh chịu kéo ở vị trí chịu lực lớn. Riêng đối với cốt thép chịu kéo trong kết cấu có độ bền mỏi, cốt thép trong kết cấu chịu tải trọng chấn động thì chỉ dùng phương pháp nối hàn. Chỗ nào cốt thép bố trí rất dày, khoảng cách nhỏ hơn 1,5 lần đường kính thì không dùng phương pháp hàn đắp chồng cốt thép lên nhau để đảm bảo khoảng cách bất cứ chỗ nào cũng đủ khe hở cho bê tông chèn vào.
Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt.
- Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.
Mối nối cốt thép thống nhất là nối bằng phương pháp hàn, nhưng trong trường hợp không có điều kiện hàn thì có thể cho nối buộc: đường kính lớn nhất
Sai lệch cho phép đối với mối hàn
Tên và hiện tượng sai lệch Mức cho phép
1 2
1. Sự xê dịch của đường nối tâm của 2 thanh nẹp tròn đối với trục của thanh được nối (khi có thanh nẹp và đường hàn về một bên)
0,1d về bên của mối hàn
2. Sai lệch về chiều dài của các thanh đệm và thanh nẹp 0,5d 3. Xê dịch thanh nẹp so với trục của mối hàn có khuôn 0,1d 4. Xê dịch thanh nẹp so với trục của mối hàn theo hướng dọc
(trừ các mối hàn có thanh nẹp đặt lệch) 0,5d 5. Độ lệch của trục các thanh ở các mối hàn 30 6. Xê dịch tim của các thanh ở mối nối
a) Khi hàn có khuôn 0,10d
b) Khi hàn có các thanh nẹp tròn 0,10d
c) Khi hàn đối đầu 0,10d
7. Sai số về chiều dài của các mối hàn cạnh 0,5d 8. Sai số về chiều rộng của các mối hàn cạnh 0,15d 9. Chiều rộng chân mối hàn không bám vào thép góc khi
hàn bằng phương pháp hàn nhiều lớp hoặc khi hàn các thanh
đương kính nhỏ hơn 40mm 0,1d
10.Chiều sâu vết lõm cho tia hồ quang ở thép tấm và thép
hình khi hàn với thép tròn hoặc thép có gờ. 25mm 11. Số lượng lỗ rỗng và xỉ ngậm vào trong mối hàn
- Trên bề mặt mối hàn trong dải khoảng 2d 3 chỗ - Trong tiết diện mối hàn
Khi d nhỏ hơn hoặc bằng 16mm 2 chỗ
Khi d lớn hơn 16mm 3 chỗ
12. Đường kính trung bình lỗ rỗng và xỉ ngậm vào mỗi hàn
- Trên mặt mối hàn 1,5mm
- Trong tiết diện mối hàn
Khi d từ 16mm trở xuống 1,0mm
Khi d lớn hơn 16mm 1,5mm
Trong đó: d - đường kính thanh thép.