* Công tác trực ca.
Chia làm 4 ca , mỗi ca 6 tiếng . + 06:00 – 12:00 : Đại phó và 1 AB + 12:00 – 18:00 : Phó 2 và 1 AB
* Quy trình thả neo, thu neo tàu . a) Thả neo :
+ Công tác chuẩn bị
Trước khi tiến hành công tác chuẩn bị thả neo Bosun và 1 AB phải có mặt tại vị trí ít nhất 15 phút để tiến hành công tác chuẩn bị thả neo .
Xin điện máy tời ( sĩ quan trực ca), xin bỏ các chằng buộc, mở nắp đậy ống dẫn lỉn, mở bộ hãm, khi đó dây lỉn được tự do, vào trám mở phanh cho máy tời để đưa neo ra khỏi lỗ nống neo. Chuẩn bị quả cầu màu đen. Thông thường để neo cách mặt nước từ 1-1.5m sau đó phanh chặt dừng máy tời, ra trám, hầm lỉn không có người làm việc, vùng nước dưới neo không có tàu thuyền nhỏ neo đậu và chướng ngại vật gây trở ngại đến công tác thả neo.
+ Thao tác thả neo
Khi được lệnh thả neo từ buồng lái AB mở phanh , khi đó nhờ trọng lượng của neo và lỉn neo sẽ tự do rơi xuống nước. khi neo chạm đáy ta phải khống chế tốc độ của neo. Trong quá trình này ta phải thường xuyên báo hướng lỉn, số lượng đường lỉn và trạng thái đường lỉn căng hay trùng. Khi neo chạm đáy ta phải treo quả cầu màu đen ở phía mũi (dấu hiệu tàu đang neo vào ban ngày) vào ban đêm bật đèn neo tắt đèn hành trình. Sau khi thả đủ số đường lỉn theo yêu cầu và được lệnh khóa neo từ phía buồng lái ta nhanh chóng vặn chặt phanh. Đóng bộ hãm đậy nắp ống dẫn lỉn, che phủ bặt máy tời, tắt điện máy tời và thu dọn vệ sinh nơi làm việc.
b) Thu neo
+ Công tác chuẩn bị
Trước khi tiến hành công tác chuẩn bị thả neo Bosun và 1 AB phải có mặt tại vị trí ít nhất 15 phút để tiến hành công tác chuẩn bị thả neo . Xin điện máy tời ( sĩ quan trực ca), xin nước rửa neo, mở nắp đậy ống dẫn lin neo , mở bộ hãm kiểm tra lại phanh, cho máy tời chạy thủ không tải,đảm bảo trong hầm lỉn không có người làm việc.
+ Thao tác thu neo
Khi có lệnh kéo neo từ phía buồng lái ta nhanh chóng mở phanh và cho máy tời chạy, tránh các thao tác đột ngột, trong quá trình này phải thường xuyên báo hướng lỉn và số đường lỉn, trạng thái lỉn căng hay chùng về phía buồng lái. Khi neo bật lên khỏi đáy ta nhanh chóng hạ quả cầu neo vào ban đêm và tắt đèn neo bật đèn hành trình. Khi
đưa neo vào lỗ nống neo 2 ngạnh của neo phải nằm sát vào miếng tôn gia cường ở phía ngoài lỗ nống neo. Khi được lệnh khóa neo ta nhanh chóng vặn chặt phanh dừng máy tời, đóng bộ hãm phanh, đậy nắp ống dẫn lỉn neo. Tắt điện máy tời, tắt nước rửa neo, che phủ máy tời bằng bạt. Tắt điện máy tời, tắt nước rửa neo, dọn vệ sinh nơi làm việc. c) Tình huống tránh va thực tế trên tàu
Khoảng 18h giờ địa phương, trong chuyến đi từ Thương cảng đến giàn khoan Cửu Long thì tàu chủ gặp một tình huống tránh va như sau:
Tàu chủ đang chạy hướng 000o với tốc độ 8kts, một tàu cá chạy hướng 085o có ý định cắt hướng tàu chủ, khi sỹ quan trên tàu chủ phát hiện xuồng máy vẫn duy trì tốc độ như ban đầu,và khoảng cách so với tàu chủ giảm dần; đến khoảng 1 Nm thì sỹ quan trên tàu chủ nhấn còi cảnh báo(horn), sau đó tàu chủ giảm tốc độ 8kts còn 6kts và duy trì hướng, tàu cá đổi hướng sang trái và chạy song song với tàu chủ về phía sau lái. Tuy tình huống không quá nguy hiểm nhưng cũng nêu cao tinh thần cảnh giác và xử lý kịp thời của sỹ quan.
d) Quy trình cập giàn + Công tác chuẩn bị
Bosun và 3 thủy thủ trực tại phía sau lái tàu và đảm bảo rằng phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, VHF để liên lạc từ bosun với buồng lái và ngược lại, và từ buồng lái lên giàn.
+ Điều động tàu cập giàn
Thuyền trưởng ra lệnh cho bosun và 3 thủy thủ đứng sau lái tàu và cảnh giới chướng ngại vật và báo về cho buồng lái. Thuyền trưởng là người trực tiếp điều động tàu để tiếp cận giàn (tàu chạy dưới gió) với tốc độ chậm dần khi tiếp cận giàn thường là 4kts. Điều động tàu song song với giàn sau đó chạy tới cho mũi tàu vượt qua khỏi giàn khoảng 60m. Sau đó thuyền trưởng giảm tốc độ tàu về 1kts để đảm bảo tính an toàn. Tiếp theo cho lái tàu tiếp cận giàn khoan, bosun là người chịu trách nhiệm thông báo khoảng cách từ phía sau lái tàu đến chân giàn (khoảng cách 10m là an toàn).
CHƯƠNG V: CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG TÀU
Đối với các trang thiết bị : tời neo, máy xuồng : 1 tháng/2 lần
Ngoài ra: hằng ngày Đại phó sẽ phân công nhiệm vụ giao cho thủy thủ trưởng trực tiếp chỉ huy các thủy thủ gõ rỉ, kiểm tra các vị trí cần tra dầu mỡ của các thiết bị trên boong.
Đối với các thiết bị VTĐ thì phó hai sẽ kiểm tra, thử nghiệm hàng tháng, hàng tuần theo yêu cầu nhà sản xuất của từng hãng.
KẾT LUẬN
Sau quãng thời gian 4 năm học tập tại trường, được sự quan tâm và giúp đỡ của Ban giám hiệu cùng Quý thầy cô của trường Đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM, đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu của mình. Nhờ những kiến thức đó mà đã giúp em có được những điều cần thiết để có thể làm quen với công việc thực tế trên tàu dễ dàng hơn. Qua chuyến thực tập này em đã được học thêm rất nhiều điều bổ ích và thực tế, tuy nhiên do bản thân còn thiếu kiến thức cũng như điều kiện tàu không cho phép nên còn nhiều sai sót. Rất mong được các thầy tận tình chỉ bảo và giúp đỡ.
Bài báo cáo này còn có thiếu sót, em mong các thầy xem xét và có những ý kiến chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt hơn.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và chúc các thầy mạnh khỏe, đạt nhiều thành công. Xin được gửi lời cảm ơn tới các thuyền viên tàu HẢI DƯƠNG 89 vì đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt chuyến hành trình trên biển, chúc các anh luôn mạnh khỏe và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.