Công tác làm hàng của tàu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH hải dương ( HADUCO), tàu hải dương 89 (Trang 49 - 53)

Tàu HAI DUONG 89 là tàu dịch vụ dầu khí, vừa chở hàng vừa chở khách (người làm việc trên giàn khoan. Các loại hàng tàu có thể vận chuyển bao gồm: container, vật liệu giàn khoan, thực phẩm, nước ngọt, Fuel oil, Base oil, Methanol, Glycol, xi măng, drill water, mud black…

3.5.1. Trang thiết bị làm hàng trên tàu 3.5.1.1. Khu vực làm hàng

Hình 3.26 Khu vực làm hàng

Hình 3.27 Cargo manifolds

Khu vực làm hàng bao gồm mặt boong làm hàng và các két chứa hàng bên dưới mặt boong làm hàng.

Với các loại hàng nặng như container, trang thiết bị máy móc, dây cáp… sẽ được chở trên mặt boong tàu và được chằng buộc chống xê dịch. Mặt boong làm hàng được ốp một lớp gỗ lên trên để tăng tính ma sát khi để hàng lên trên, hạn chế xê dịch hàng.

Hàng trong két sẽ được bơm vào và hút ra nhờ vào các đường ống làm hàng (Cargo manifolds) như hình trên.

3.5.1.2. Cần cẩu làm hàng

Hình 3.28 - Cần cẩu làm hàng trên tàu +Tải trọng cho phép SWL: 2.8T

+Tầm với: 12m

+Cần cầu Crane trên tàu dùng trong việc nhận hàng nặng từ bờ lên tàu chở trên mặt boong như container, các trang thiết bị, máy móc hoặc dùng để nâng/ hạ cầu thang gangway của tàu khi tàu ở cảng.

Hình 3.29 Tời dây dùng để lashing trên boong

3.5.2. Kế hoạch làm hàng của tàu HAI DUONG 89 trong chuyến thực tập

Tuyến hành trình của tàu trong chuyến thực tập xuất phát từ Thương cảng đi ra giàn khoan Cửu Long. Lúc khởi hành tàu chỉ chở khách là những người làm việc trên giàn khoan (8 người). Quá trình nhận khách trả khách trên tàu khá đơn giản:

+ Sau khi nhận khách tại thương cảng, đại phó phổ biến công việc, quy định an toàn trên tàu và trong khu vực giàn khoan với hành khách. Sau đó tàu rời cầu và bắt đầu tuyến hành trình. Tuyến hành trình kéo dài hơn 12 tiếng.

+ Khi tới giàn khoan, thuyền trưởng là người trực tiếp điều động tàu (lái tàu) để cập tàu vào gần giàn, cách chân giàn với khoảng cách an toàn (khoảng 10m)

+ Các hành khách và một số thủy thủ mặc áo phao đứng sẵn trên boong làm hàng để chuẩn bị đưa người từ tàu lên giàn. Khi tàu đã cập gần cầu, trên giàn khoan đưa cần cẩu có treo rọ chở người xuống boong tàu.

+ Lần lượt 4 hành khách leo lên rọ, bám lấy lưới trên rọ. Trên tàu đại phó ra lệnh cho người cẩu trên giàn cẩu họ lên. Tổng cộng mất 2 lượt cẩu để mang 8 hành khách lên tàu.

+ Sau khi đưa người lên giàn làm việc, thuyền trưởng điều động tàu rời cầu, tới khu vực cách giàn hơn 500m neo nằm chờ. Buổi trưa tàu tiếp cận giàn để mang thức ăn và các container hàng lên cho giàn. Đến tối tàu tiếp cận cầu để các hành khách xuống tàu ăn uống, vệ sinh, nghỉ ngơi.

+ Cứ như vậy, quá trình làm hàng tại khu vực giàn khoan Cửu Long mất 5 ngày. + Khi công việc của hành khách trên giàn khoan kết thúc, tàu tiến hành nhận 1 container hàng hóa từ giàn khoan chở trên boong tàu. Container được đưa xuống tàu nhờ cần cẩu có trên giàn khoan

+ Tàu quay trở về thương cảng sau 6 ngày hoạt động trên biển. Sau khi cập cầu, tàu thực hiện công việc trả khách và trả các container hàng không của giàn đưa xuống.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH hải dương ( HADUCO), tàu hải dương 89 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)