Trang thiết bị thông tin liên lạc

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH hải dương ( HADUCO), tàu hải dương 89 (Trang 45 - 49)

3.4.1. VHF-DSC FURUNO

*Cách gửi bản điện cứu nạn

+ Cách 1: Mở nắp đậy phím DISTRESS, nhấn giữ phím Distress trong vòng 4 giây, bản điện cứu nạn sẽ tự động được gửi đi bao gồm thông tin vị trí bị nạn, thời gian, tính chất tai nạn không xác định.

+ Cách 2: Soạn bản điện cứu nạn có tính chất tai nạn: Mở nắp đậy phím DISTRESS, nhấn phím Distress và thả ra ngay, nội dung bản điện hiện lên cho phép ta

Hình 3.21 VHF-DSC FURUNO FM- 8800S

chỉnh sửa tính chất bị nạn (Fire, Flooding, Collision, Grounding, Listing, Sinking…), chọn tính chất tàu gặp phải

tin:

Mục CALL TYPE chọn DISTRESS

Mục NATURE chọn tính chất bị nạn tàu gặp phải

Mục POS chọn AUTO hoặc MANUAL, nếu chọn MANUAL phải nhập bằng tay vị trí tàu hiện tại, nếu chọn AUTO máy sẽ tự động hiển thị vị trí của tàu từ thiết bị bên ngoài như GPS

Nhấn phím DISTRESS trong vòng 4 giây để gửi bạn điện

3.4.2. MF/HF FURUNO FS-2570

Hình 3.22 MF/HF FURUNO FS-2570 Khai thác sử dụng:

* Bật/ tắt máy: Nhấn POWER dưới góc phải bảng điều khiển để mở thiết bị, nhấn lần nữa tắt thiết bị

* Điều chỉnh độ sáng:

- Xoay núm [ ENTER] để chọn điều chỉnh DIMMER/ CONTRAST, sau đó nhấn enter để xác nhận.

*Gửi bản điện cấp cứu:

+ Cách 1: Nhấn giữ phím Distress trong vòng 6 giây, bản điện cứu nạn sẽ tự động được gửi đi bao gồm thông tin vị trí bị nạn, thời gian, tính chất tai nạn không xác định.

+ Cách 2: Soạn bản điện cứu nạn: Nhấn phím Distress và thả ra ngay, nội dung bản điện hiện lên cho phép ta chỉnh sửa theo từng mục: Vị trí => nhấn [Enter] để xác nhận => Lựa chọn tính chất bị nạn bằng phím mũi tên [<] hoặc [>] => nhấn [Enter] => Lựa chọn phương thức liên lạc tiếp theo bằng phím mũi tên [<] hoặc [>] => nhấn [Enter] => Lựa chọn tần số gửi (ALL hoặc SINGLE) => Nhấn [Distress] trong vòng 6 giây để gửi bản điện

Bản điện sẽ tự động được gửi lại trong vòng 3.5 – 4.5 phút.

Hình 3.23 Quy trình gửi bản điện cấp cứu bằng MF/HF DSC trên tàu

Hình 3.24 NAVTEX RECEIVER FURUNO NX-700

PHÍM NÚT CHỨC NĂNG

DIM Điều chỉnh độ sáng

MENU Mở menu

ENT Xác nhận dữ liệu nhập vào

[<], [>] Di chuyển con trỏ sang trái, phải

Hình 3.25 INMARSAT C FELCOM-15(LRIT)-trái , INMARSAT FELCOM- 15(SSAS0-phải

Trên tàu được trang bị 2 IMARSAT-C như hình trên. Thiết bị Inmarsat-C cung cấp các dịch vụ, như: gửi và nhận các bức điện có độ dài lên đến 32 Kbytes với các dịch vụ email, fax (text to fax), SMS. Thiết bị Inmarsat-C trang bị trên tàu giúp nhà quản lý dễ dàng trong việc quản lý đội tàu, phương tiện thông qua dịch vụ Polling & Data report, điều khiển giám sát và thu nhận dữ liệu từ xa SCADA.Cụ thể, các dịch vụ trong Inmarsat-C bao gồm:

*Gọi chọn nhóm tăng cường (EGC):

FleetNet: Cung cấp thông tin thương mại cho một thuê bao nhất định hoặc một nhóm thuê bao (ví dụ : một công ty với đội tàu của nó).

Safety Net: Cung cấp Thông tin An toàn Hàng hải MSI bao gồm Cảnh báo Hành hải (NAV), Cảnh báo Khí tượng (MET), Thông tin Tìm kiếm và Cứu Nạn (SAR), Dự báo Thời tiết Biển (WX) và các thông tin An toàn khẩn có liên quan.

*Gọi cấp cứu:

Thuật ngữ "Gọi cấp cứu " bao hàm các cuộc báo động cấp cứu và các bức điện với mức ưu tiên Distress. Khi nhận được cuộc gọi báo động cấp cứu, Đài Thông tin Vệ tinh Mặt đất Inmarsat (gọi tắt là Đài LES) phải ngay lập tức xác nhận và chuyển tiếp báo động cấp cứu tới RCC (Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn) quốc tế hoặc quốc gia. Thông tin báo động cấp cứu thường gồm: số nhận dạng thiết bị, vị trí bị nạn, tính chất bị nạn và thời gian được cập nhật sớm nhất của tàu.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH hải dương ( HADUCO), tàu hải dương 89 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)