ĐOÁN QUAN TRỌNG
Việc kiểm tra bệnh loãng xương được tiến hành ở khoa xương, phụ nữ cũng có thể kiểm tra ở phụ khoa. Nội dung kiểm tra có thể có một số điểm khác nhau tùy vào từng nơi kiểm tra nhưng nhìn chung gồm có: kiểm tra chế độ ăn uống, kiểm tra đơn vị hoocmon, đơn vị hồng cầu, chức năng gan, thận, hàm lượng canxi và phốt pho trong máu, kiểm tra nước tiểu, chụp X quang, kiểm tra xương, kiểm tra sức khỏe…
Chụp X quang là phương pháp kiểm tra bệnh loãng xương dễ và khá phổ biến, trước đây thường xuyên được áp dụng, hiện nay ở một số nơi áp dụng chuyên sâu, đây vẫn là phương pháp kiểm tra thường gặp để chẩn đoán bệnh loãng xương. Nhưng phương pháp này chỉ có thể xác định tính chất, không xác định được lượng, hơn nữa, không xác định được rõ, thông thường, khi lượng xương mất đi khoảng 30% trở lên thì mới phát hiện được.
Do hiện tượng loãng xương chủ yếu là do lượng khoáng chất trong xương bị giảm đi, mật độ chất xương hạ thấp, bởi vậy, các phương pháp và các thiết bị kiểm tra mới được chế tạo ra. Trong những năm gần đây, có thể kiểm tra cả về tính chất và số lượng mật độ chất xương và độ cứng chắc của xương, trở thành những căn cứ khách quan quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh loãng xương. Một số phương pháp thường gặp là phương pháp xác định bằng việc hấp thụ quang tử đơn (SPA), phương pháp này đơn giản, giá rẻ nhưng kết quả đạt được chưa ở mức lí tưởng; Phương pháp xác định bằng việc hấp thụ tia X quang song năng (DXA) để kiểm tra hàm lượng khoáng chất (BMC), diện tích (AREA), mật độ xương (BMD). Phương pháp này khá chính xác, ít nguy hiểm đối với cơ thể
người; Phương pháp định lượng CT (QCT), phương pháp này không được chính xác, người kiểm tra lại phải tiếp nhận lượng tia X quang khá lớn nên không được dùng phổ biến; Phương pháp sóng siêu âm (USA), có thể xác định được mật độ xương và độ rắn chắc của xương. Phương pháp này đơn giản, an toàn, giá rẻ.