LỰC CO GIÃN

Một phần của tài liệu Bạn là bác sĩ tốt nhất của mình: Phần 1 (Trang 35 - 36)

Lực ép của máu trong mạch máu lên thành mạch máu được gọi là huyết áp, thông thường chỉ lực ép lên thành động mạch. Khi tim co lại, máu được đẩy tới động mạch, lượng máu bên trong động mạch tăng lên làm tăng lực ép lên thành động mạch. Lúc này, huyết áp gọi là lực co hay cao áp. Khi tim giãn ra, một phần máu quay lại tim, lượng máu trong động mạch giảm, lực ép lên thành động mạch yếu. Lúc này, huyết áp được gọi là lực giãn hay thấp áp.

Thông thường, động mạch có lực đàn hồi, nhưng khi những động mạch nhỏ trong cơ thể vì một lí do nào đó bị co giật thì lực đàn hồi của nó sẽ yếu đi, lực cản khi máu đi qua động mạch sẽ tăng lên, gây ra hiện tượng cao huyết áp.

Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp là sự kết hợp của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.

Bệnh cao huyết áp được chia thành cao huyết áp nguyên phát và cao huyết áp tiếp phát, thường gặp nhất là cao huyết áp nguyên phát, chiếm 90 – 95% số người mắc bệnh cao huyết áp. Cao huyết áp tiếp phát do một căn bệnh khác gây ra hiện tượng huyết áp tăng cao, sau khi bệnh chữa khỏi, huyết áp lại trở lại bình thường. Khi mắc các bệnh như viêm thận mãn, hẹp động mạch thận… đều xuất hiện triệu chứng huyết áp tăng cao.

Nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp nguyên phát tuy chưa được làm rõ nhưng người ta vẫn cho rằng, chính yếu tố di truyền và yếu tố môi trường đã khiến cho hệ thống điều tiết huyết áp bị rối loạn, gây ra co giật các động mạch nhỏ, dẫn đến hiện tượng huyết áp tăng cao. Trong đó, yếu tố di truyền bẩm sinh chiếm 50 – 60%

khả năng mắc bệnh. Còn yếu tố môi trường chủ yếu bao gồm: béo

Một phần của tài liệu Bạn là bác sĩ tốt nhất của mình: Phần 1 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)