NGUYÊN NHÂN CHÍNH LÀ DO THIẾU CANXI VÀ SUY GIẢM HOOCMON NỮ

Một phần của tài liệu Bạn là bác sĩ tốt nhất của mình: Phần 1 (Trang 88 - 90)

CANXI VÀ SUY GIẢM HOOCMON NỮ

Trong thành phần của xương, có khoảng 50% là muối xương được cấu thành từ những khoáng chất như canxi, phốtpho… 50% còn lại là protein collagen. Can xi làm cho xương chắc khỏe, protein collagen làm cho xương có tính đàn hồi tốt.

Xương bắt đầu phát triển ngay từ khi còn nhỏ và đạt đến đỉnh cao ở tuổi 25 đến 35, sau đó, lượng canxi trong cơ thể sẽ bắt đầu giảm đi, lượng tế bào xương mất đi nhiều hơn lượng tế bào xương được tạo ra, nếu lượng canxi bị mất đi quá nhiều, cấu tạo bên trong của xương sẽ xuất hiện những lỗ hổng, trở nên yếu và dễ gãy.

Lượng canxi mà con người nạp vào cơ thể, dưới tác dụng của vitamin D dạng hoạt tính, được hấp thụ trong ruột, sau đó, được đưa đến gan, cuối cùng có 99% sẽ theo máu đi vào trong xương cùng với protein collagen để tạo xương.

Nếu bạn vì muốn giảm béo mà ăn kiêng hoặc không ăn những thức ăn có chứa canxi thì bạn sẽ không thể hấp thụ được canxi thông qua đường ruột. Như vậy, lượng protein collagen có trong xương sẽ tăng cao và đó cũng chính là chứng bệnh được gọi là loãng xương.

Cùng với tuổi tác, chức năng của thận cũng sẽ dần suy giảm, khả năng của vitamin D dạng hoạt tính cũng theo đó mà giảm xuống. Vitamin D có tác dụng thúc đẩy ruột non và xương hấp thụ canxi và phốtpho. Bởi vậy, khi thiếu vitamin D, lượng canxi và phốtpho trong cơ thể sẽ giảm xuống, khi chúng được giải phóng ra khỏi chất xương, xương sẽ bị nhỏ đi, yếu đi, xuất hiện hiện tượng loãng xương.

Hoocmon nữ có tác dụng khống chế không cho xương bị phá hoại, thúc đẩy chức năng của vitamin D. Bởi vậy, những phụ nữ mãn kinh sớm hoặc thời gian buồng trứng cung cấp hoocmon nữ khá ngắn sẽ dễ bị mắc bệnh loãng xương. Cũng giống như vậy, có những cô gái do ăn kiêng giảm béo quá mức khiến cho quá trình bài tiết hoocmon bị mất cân bằng, làm kinh nguyệt không đều thậm chí có thể bị mất kinh, dẫn đến buồng trứng ngừng bài tiết hoocmon nữ, hình thành nên trạng thái gần giống như mãn kinh, từ đó dẫn đến chứng loãng xương.

Những hoocmon có liên quan mật thiết đến hoạt động trao đổi chất của xương, ngoài hoocmon nữ ra, còn có các loại hoocmon khác do tế bào C tuyến giáp sản xuất ra như hoocmon kiểm soát lượng canxi, hoocmon tuyến giáp phụ, hoocmon nam, hoocmon tuyến thượng thận… Bởi vậy, những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp, những người già có lượng hoocmon nam giảm sút cũng dễ bị mắc bệnh loãng xương.

Ngoài ra, vận động sẽ giúp cho xương thêm chắc khỏe, những người mắc bệnh phải nằm liệt giường lâu ngày, xương sẽ trở nên yếu, cũng dễ mắc bệnh loãng xương.

Những biểu hiện chính là đau nhức và dễ bị gãy xương

70 – 80% người mắc bệnh đều xuất hiện hiện tượng đau lưng, eo, đây là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh loãng xương. Cảm giác đau chạy dọc cột sống rồi đau lan sang hai bên, khi nằm ngửa hoặc ngồi thẳng lưng thì cảm giác đau sẽ giảm, khi đứng thẳng, ngửa ra sau hoặc đứng lâu, ngồi lâu thì cảm giác đau sẽ tăng lên; ban ngày cảm giác đau giảm, đau hơn về ban đêm hoặc khi gần sáng; gập người, vận động cơ bắp, ho, đi đại tiện rặn mạnh thì cảm giác đau sẽ tăng lên. Thông thường khi lượng xương mất đi khoảng 12% thì bắt đầu xuất hiện những hiện tượng này.

Một phần của tài liệu Bạn là bác sĩ tốt nhất của mình: Phần 1 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)