THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT
Do thiếu sắt để hợp thành hemoglobin gây ra, chiếm khoảng 50% số bệnh nhân bị mắc bệnh thiếu máu, là loại thường gặp nhất.
Thiếu sắt có 3 nguyên nhân chính: lượng sắt đưa vào cơ thể không đủ, nhu cầu về sắt tăng cao và lượng sắt thải ra tăng cao. Lượng sắt cần thiết và đào thải ra bên ngoài ở phụ nữ thường nhiều hơn nam giới, phụ nữ bởi vậy dễ xuất hiện hiện tượng thiếu sắt hơn nam giới.
Sắt có trong thức ăn sẽ biến thành sắt 2 trong dạ dày, chủ yếu được hấp thụ ở tá tràng. Những người sau khi tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày, viêm dạ dày hoặc hấp thụ không tốt, việc hấp thụ sắt sẽ gặp phải trở ngại, rất dễ xuất hiện triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Phụ nữ mỗi kỳ kinh nguyệt mất khoảng 30mg sắt, thêm vào đó khi mang thai, sắt bị thai nhi hấp thụ, sau khi sinh, sắt theo sữa chảy ra, bởi vậy, phụ nữ cần nhiều sắt hơn nam giới cùng độ tuổi. Những trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, cùng với sự phát triển của cơ thể, lượng máu sẽ tăng lên, cũng dễ xuất hiện hiện tượng thiếu sắt.
Thiếu máu do thiếu sắt có những triệu chứng thông thường của bệnh thiếu máu và còn có thể xuất hiện các triệu chứng như niêm mạc ở đầu lưỡi co lại, trở nên thô ráp, nuốt khó…
Khi điều trị thiếu máu do thiếu sắt, đầu tiên nên điều trị bắt đầu từ nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, đồng thời áp dụng phương pháp bổ sung sắt bằng thuốc, nếu có xuất huyết ở hệ thống tiêu hóa, có thể tiêm thẳng vào tĩnh mạch. Thông thường, sau khoảng 2 tháng là tình trạng thiếu máu sẽ được cải thiện, nồng độ hemoglobin sẽ khôi
phục lại trạng thái bình thường, bởi vậy cần bổ sung liên tục trong vài tháng.
Yếu tố vô cùng quan trọng là phải cân bằng dinh dưỡng trong chế