TÁC DỤNG CỦA XƯƠNG

Một phần của tài liệu Bạn là bác sĩ tốt nhất của mình: Phần 1 (Trang 87 - 88)

1. Là giá đỡ cho cả cơ thể.

2. Tạo ra các khoảng trống có thể bảo vệ các tổ chức mềm như não và nội tạng.

3. Tích trữ Canxi và Phốtpho, 99% lượng Canxi có trong cơ thể được tập trung ở trong xương, khi lượng Canxi trong máu bị thiếu, xương sẽ cung cấp lượng Canxi còn thiếu để bổ sung. 4. Tuỷ xương có thể tạo ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu huyết cầu.

Trong máu người chứa khoảng 5 triệu hồng cầu/mm3.

5. Ở người trưởng thành, thông thường, có khoảng 206 khúc xương tham gia vào hoạt động của cơ thể, vì có xương làm giá đỡ nên cơ bắp có thể co giãn, giúp cho cơ thể vận động một cách tự do.

KIỂM TRA SỨC KHỎE (CHÚ Ý NHỮNGTRIỆU CHỨNG DƯỚI ĐÂY) TRIỆU CHỨNG DƯỚI ĐÂY)

- Các vị trí như phần lưng và phần eo của bạn có thường xuyên bị đau kéo dài hay không?

- Có phải hình như chiều cao của cơ thể bạn giảm đi không?

- Có phải bạn đã từng áp dụng một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt? - Bạn đã bao giờ ngã nhẹ mà bị gãy cổ tay hay cổ chân chưa? - Kinh nguyệt của bạn có thất thường hay không, hoặc trước 45 tuổi đã mãn kinh?

- Bạn có phải chịu áp lực về tinh thần hay không? hoặc bạn có cảm thấy quá mệt mỏi hay không?

Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng như trên thì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh loãng xương.

Nguyên nhân của bệnh loãng xương có liên quan đến hiện tượng thiếu canxi và sự mất cân bằng của quá trình trao đổi chất, đặc biệt là sự giảm thiểu hocmôn nữ. Bởi vậy, bệnh loãng xương rất dễ xảy ra ở phụ nữ sau khi mãn kinh, tuy nhiên, thanh niên và nam giới cũng có khả năng mắc căn bệnh này.

Bệnh loãng xương không có những triệu chứng đặc biệt, những biểu hiện thông thường như đau lưng, đau eo, hơi bị va đập cũng có thể gây ra gãy xương, kiểm tra phát hiện mật độ xương giảm thấp…

Bệnh loãng xương là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, là căn bệnh ngày càng được mọi người quan tâm. Trên thế giới hiện nay có khoảng 200 triệu người mắc bệnh loãng xương, tỉ lệ phát bệnh của căn bệnh này vượt lên đứng vị trí thứ 7 trong số các căn bệnh thường gặp khác.

Điều cần đặc biệt nhấn mạnh là hiện nay giới y học vẫn chưa có phương pháp điều trị vừa an toàn lại hiệu quả để khôi phục lại phần xương bị loãng. Bởi vậy, việc có được những nhận thức đúng đắn về căn bệnh và biết cách phòng tránh là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Bạn là bác sĩ tốt nhất của mình: Phần 1 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)