NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH MÁU TRẮNG PHÒNG TRÁNH BỊ CẢM CÚM

Một phần của tài liệu Bạn là bác sĩ tốt nhất của mình: Phần 1 (Trang 80 - 81)

TRẮNG PHÒNG TRÁNH BỊ CẢM CÚM NHƯ THẾ NÀO?

Những bệnh nhân mắc bệnh máu trắng do chức năng miễn dịch bị rối loạn nên sức đề kháng của cơ thể giảm sút, rất dễ bị cảm cúm, hơn nữa, khả năng hồi phục chậm, dễ bị mắc bệnh viêm phổi hơn người bình thường. Phòng tránh cảm cúm đối với người mắc bệnh máu trắng chủ yếu có 6 nguyên tắc sau:

1. Hạn chế những hoạt động ở nơi công cộng. Những nơi công cộng là những nơi tập trung đông người, virút cúm, cầu khuẩn viêm phổi sống ký sinh ở bộ phận khoang mũi và họng của người. Chúng sẽ theo hơi thở và nước bọt của người bay vào không khí.

2. Tránh để quá căng thẳng hoặc mệt mỏi. Việc quá căng thẳng hoặc quá mệt mỏi có thể dẫn đến rối loạn chức năng trao đổi chất của cơ thể. Mệt mỏi và sức đề kháng giảm sút chính là kết quả của sự rối loạn này. Việc kết hợp làm việc và nghỉ ngơi là vô cùng quan trọng.

3. Tăng cường phòng vệ cá nhân: ví dụ như dựa vào sự thay đổi của thời tiết mà kịp thời mặc thêm áo ấm, mỗi ngày nên súc miệng bằng nước muối 3 – 4 lần, bát đũa phải sấy khô tiêu độc, mùa cảm cúm khi ra ngoài nên đeo khẩu trang…

4. Phòng ở phải luôn thông thoáng, mỗi ngày mở cửa cho thông gió khoảng 2 lần, mỗi lần từ 30 phút trở lên, để làm sạch không

khí trong phòng. Khi thông gió, người bệnh nên ở trong phòng mình đợi khi nhiệt độ trở lại bình thường mới trở ra.

5. Định kỳ làm sạch không khí và tiêu độc.

6. Cách li. Khi số lượng tế bào bạch cầu của người bệnh giảm xuống dưới 4000, khả năng phòng chống các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể cũng giảm, ngay cả những vi sinh vật lúc bình thường không thể gây bệnh cho người, lúc này cũng có khả năng khiến bệnh nhân mắc bệnh máu trắng xuất hiện triệu chứng cảm nhiễm toàn thân. Lúc này, phải cách li người bệnh để bảo vệ họ trước sự xâm nhập của vi sinh vật.

Một phần của tài liệu Bạn là bác sĩ tốt nhất của mình: Phần 1 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)