Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện TNXH của DN

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BITEXCO) (Trang 35 - 45)

9. Kết cấu luận văn

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện TNXH của DN

TNXH của DN xuất hiện trên thế giới trong bối cảnh những người tiêu dùng ở các nước phát triển có thị hiếu thiên về các sản phẩm có tính "trong sạch" và họ sẵn sàng tẩy chay các sản phẩm nếu biết sản phẩm đó được sản xuất tại một DN thiếu TNXH (không có tổ chức công đoàn, có môi trường và

điều kiện làm việc xấu...). Những áp lực từ người tiêu dùng, từ xã hội và từ chính quyền nơi nhập khẩu hàng hóa khiến các DN có các cơ sở sản xuất hoặc đặt hàng tại các nước đang phát triển đã phải đưa ra tiêu chuẩn TNXH thông qua các bộ quy tắc ứng xử (CoC). Ở những nước châu Âu có khái niệm QSE (quality safety environment, chất lượng - an toàn lao động - môi trường). Mục đích là mở rộng chính sách quản lý DN vượt khỏi khái niệm chất lượng để bao hàm thêm TNXH, mở rộng sổ tay chất lượng (Quality Manual) thành sổ tay QSE (QSE Manual) và chứng nhận DN cùng một lúc theo cả ba tiêu chuẩn chất lượng, an toàn lao động và môi trường. Thực hiện đầy đủ cùng lúc ba chính sách này sẽ có thêm hiệu ứng hỗ trợ và giảm chi phí so với thực hiện riêng lẻ mỗi chính sách.

Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 100 bộ quy tắc ứng xử, thí dụ như SA 8000 về quản lý nhân sự (Social Accounbility - Trách nhiệm xã hội), ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường trong DN), WRAP (The Worldwide Resonsible Apparel Production - Trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc), OHSAS 8001 (Về an toàn lao động), ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng), FLA (Nhượng quyền thương mại), ETI (Bộ quy tắc ứng xử về chế độ lao động), các công ước ILO... các chứng chỉ áp dụng các bộ quy tắc ứng xử này không phải là một điều kiện bắt buộc (trừ bên đặt hàng yêu cầu), nhưng nó sẽ là một lợi thế lớn trong quá trình cạnh tranh. Các tiêu chuẩn và công cụ về chất lượng và môi trường: SO (International Organization for Standardization - Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) đã công bố bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về hệ thống quản lý chất lượng và ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường. Hai tiểu ban của ISO chuyên về các bộ tiêu chuẩn này đã thống nhất những phương pháp thực hành tạo thuận lợi cho các DN thiết lập một chính sách toàn bộ chung cho cả hai hệ thống quản lý chất lượng và môi trường. Ngoài ra có một số tài liệu hướng dẫn cách trình bày một báo cáo về TNXH như là GRI (Global Reporting Initiative, khởi đầu báo cáo toàn diện) hay AA 1000 Asurance Standard của ISEA (Institute of Social and Ethical Accountability, Viện TNXH và đạo đức).

Còn về khía cạnh quản lý nhân lực, mỗi quốc gia có quan niệm khác nhau: (a) an toàn lao động là trách nhiệm cá nhân hay là trách nhiệm tập thể, (b) quyền lợi tối thiểu của người lao động về nhân phẩm và tính dân chủ do phía thuê lao động tự nguyện ban cho hay phải theo quy định của nhà nước và thương lượng tập thể.

Đạo đức thường được hiểu là những ràng buộc bất thành văn, CSR đã được cụ thể hóa thành các văn bản cho các DN tùy nghi áp dụng. Ví dụ SA 8000 là một trong ba tiêu chuẩn bắt buộc đối với DN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu. Theo đánh giá của các chuyên gia, áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ nâng cao chất lượng cạnh tranh của DN thông qua các tác động như: Thu hút sự nhìn nhận, tin tưởng và trung thành của khách hàng; Đưa ra các tiêu chuẩn chung trên quy mô toàn cầu về ứng xử của DN nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh công bằng; Tăng cường khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu và tiếp cận những khách hàng đòi hỏi cao về giá trị đạo đức của sản phẩm và giúp DN đỡ mất thời gian phiền hà vì không phải trải qua các đợt kiểm tra liên ngành, kiểm tra chéo và cuộc thanh tra về lao động. Tiêu chuẩn SA 8000 có quy định về TNXH theo các chỉ tiêu như sau:

“1. Lao động trẻ em; 2. Lao động cưỡng bức; 3. An toàn và vệ sinh lao động; 4. Tự do hiệp hội và quyền thỏa ước lao động tập thể; 5. Phân biệt đối xử; 6. Xử phạt; 7. Giờ làm việc; 8. Trả công; 9. Hệ thống quản lý” 7. Khi các DN tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ mang lại lợi ích kinh tế và các sản phẩm của DN đó được người tiêu dùng đón nhận, đằng sau đó thì DN rất dễ dàng thu hút được nguồn lao động giỏi vì họ hiểu được vai trò, lợi ích của mình khi làm việc trong tổ chức chú ý nhiều tới TNXH của DN.

Vấn đề quy mô, tài chính DN ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện TNXH của DN. Bởi chỉ khi DN có đủ nguồn tài chính và phát triển thì mới có thể đầu tư cho việc thực hiện TNXH. Khi thực hiện TNXH của DN, đặc biệt liên quan đến vấn đề môi trường, DN cần phải thực hiện nhiều tiêu chuẩn và

công cụ quản lý, chẳng hạn như tiêu chuẩn ISO14000. Năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) bắt đầu xây dựng một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường gọi là ISO 14000. Bộ tiêu chuẩn này gồm 3 nhóm chính:

- Nhóm kiểm toán và đánh giá môi trường. - Nhóm hỗ trợ hướng về sản phẩm.

- Nhóm hệ thống quản lý môi trường.

Để triển khai ISO 14000, tổ chức cần giải quyết ba vấn đề cơ bản là nâng cao năng lực và nhận thức về quản lý môi trường, phát triển các công cụ phục vụ quản lý môi trường và thiết lập một hệ thống các chỉ số dùng để đo lường và đánh giá kết quả thực hiện quản lý môi trường. Nhìn từ ba cơ sở này, yếu tố quy mô của một tổ chức áp dụng ISO 14000 có ảnh hưởng đến việc triển khai dự án ở một số góc độ sau đây:

Thứ nhất, về mặt nhận thức, quy mô tổ chức quyết định số lượng của đối tượng cần được nâng cao năng lực và nhận thức. Điều này không chỉ ảnh hưởng về mặt thời gian, nguồn lực cần thiết mà còn ảnh hưởng đến phương

pháp sử dụng cho việc tuyên truyền và đào tạo. Một tổ chức với 50 nhân viên sẽ có biện pháp tuyên truyền và đào tạo khác hơn rất nhiều so với một tổ chức có 5.000 nhân viên.

Thứ hai, về mặt tiêu chuẩn hóa, khi quy mô của tổ chức càng lớn thì nhu cầu tiêu chuẩn hóa và văn bản hóa các hoạt động môi trường càng cao. Nói cách khác, quy mô của một tổ chức càng lớn thì số lượng văn bản, tài liệu cần thiết cho việc quản lý một cách hiệu quả các khía cạnh môi trường (có ý nghĩa) càng nhiều.

Thứ ba, về mặt nguồn lực, quy mô của tổ chức quyết định quy mô của nguồn lực sử dụng và quy mô phát thải. Với một tổ chức với 10 nhân viên thì vấn đề quản lý nước thải sinh hoạt sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với một công ty may với 10.000 công nhân. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc xác định các khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường; và vì vậy quyết định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa.Thứ tư, về mặt đo lường, quy mô

của tổ chức khác nhau sẽ dẫn đến các mô hình tổ chức khác nhau và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc xác định, phân trách nhiệm các chỉ số hoạt động môi trường cũng như thiết lập hệ thống báo cáo và xem xét các chỉ số này.

Tiêu chuẩn ISO 26000 - Tiêu chuẩn quốc tế "Chỉ dẫn về TNXH"

Trong sự toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, con người ngày càng có ý thức hơn không chỉ về việc mình mua cái gì mà còn quan tâm tới việc hàng hóa và dịch vụ đó được hình thành như thế nào. Những vấn đề như sản xuất gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động trẻ em, môi trường làm việc nguy hại, sử dụng vật liệu độc hại, ... là những ví dụ về tính kém bền vững trong quá trình phát triển. Mọi tổ chức nếu muốn bảo đảm khả năng sinh lợi lâu dài và sự tín nhiệm của cộng đồng đều cần phải nhận thức điều gì là "đúng" và "sai" trong hoạt động của mình. ISO 26000 được xây dựng với mục đích hướng tới một thế giới bền vững.

Tiêu chuẩn ISO 26000 hỗ trợ các tổ chức giải quyết các vấn đề về trách nhiệm của họ đối với xã hội thông qua

 Định hình những vấn đề trách nhiệm xã hội (TNXH) liên quan tới tổ chức của mình;

 Nhận diện và vận động sự tham gia của các bên hữu quan;

 Nâng cao độ tin cậy của các báo cáo và tuyên bố về vấn đề TNXH. ISO 26000 là một Tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (gọi tắt là ISO) đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Nó sẽ được áp dụng cho các tổ chức ở mọi loại hình, cả ở lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các nền kinh tế chuyển đổi. Tiêu chuẩn ISO 26000 xác định trách nhiệm xã hội là “trách nhiệm của một tổ chức đối với các tác động phát sinh do các quyết định và hoạt động của tổ chức lên môi trường và xã hội với cách hành xử có đạo đức và rõ ràng:

 Góp phần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả về sức khỏe và phúc lợi xã hội

 Tuân thủ với các yêu cầu pháp luật cần tuân thủ và nhất quán với các qui chuẩn quốc tế về cách hành xử

 Được tích hợp và thực thi trong toàn tổ chức

Tiêu chuẩn quốc tế này cung cấp hướng dẫn dựa theo các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội, công nhận vai trò của trách nhiệm xã hội và sự tham gia của các bên liên quan, các chủ đề và các vấn đề chính gắn liền với trách nhiệm xã hội và gắn liền hành vi trách nhiệm xã hội vào các hoạt động của tổ chức. Tiêu chuẩn quốc tế này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các kết quả và sự cải tiến trong kết quả hoạt động trách nhiệm xã hội.

Bộ các quy tắc ứng xử

Các DN thực hiện Trách nhiệm xã hội DN bước đầu mang lại những lợi ích cho DN: Đẩy mạnh sự tuân thủ luật pháp quốc gia; Bảo đảm cho các DN thực hiện được các mục tiêu kinh doanh lâu dài, bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập; Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, giảm các rủi ro trong kinh doanh quốc tế như tranh chấp thương mại, bán phá giá,… Do đó, DN thực hiện TNXH không đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn có lợi ích xã hội và chính trị. Bên cạnh, mặt tích cực thì DN thực hiện TNXH theo các Bộ Quy tắc cũng gặp phải không ít khó khăn.

Hiện nay trên thế giới có trên 2000 Bộ Quy tắc ứng xử, chia làm ba nhóm chính: quy tắc ứng xử của các tổ chức quốc tế như: ISO, Công ước ILO, GC, OECD; quy tắc ứng xử của các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức hiệp hội ngành nghề (Bộ Quy tắc ứng xử của Nike (Tập đoàn thể thao), Adidas (Tập đoàn thời trang), FTA (Hiệp hội Ngoại thương)); quy tắc ứng xử của các tổ chức độc lập như: SAI (Tổ chức Trách nhiệm xã hội Quốc tế), FLA (Nhượng quyền Thương mại)...

Các DN sẽ cần thu thập đầy đủ các thông tin để lựa chọn thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử nào phù hợp nhất với DN của mình. Bộ luật ứng xử BSCI: ra đời nhằm đảm bảo tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể. BSCI là Bộ Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ TNXH trong kinh doanh. BSCI ra

đời năm 2003 từ đề xướng của Hiệp Hội ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở Châu Âu về TNXH của DN. Các công ty cung ứng phải đảm bảo rằng Bộ luật ứng xử này cũng được xem xét bởi các nhà thầu phụ có liên quan đến các quy trình sản xuất của giai đoạn sản xuất sau cùng được thực hiện thay cho các thành viên của BSCI. Các yêu cầu sau đây là đặc biệt quan trọng và phải được thực hiện theo một cách tiếp cận mang tính phát triển:

1. Tuân thủ pháp luật: Tuân theo tất cả các quy luật và quy định được áp dụng, các tiêu chuẩn công nghiệp tối thiểu, các thỏa thuận Tổ chức lao động quốc tế và Liên Hiệp quốc, và những yêu cầu khác do luật pháp quy định, áp dụng luật nào nghiêm ngặt hơn.

2. Tự do lập Hội và Quyền Thương lượng Tập thể: Quyền của mọi cá nhân để hình thành và tham gia các tổ chức đoàn thể theo ý họ và để thương lượng tập thể cũng sẽ được tôn trọng.

3. Cấm phân biệt: Không cho phép một hình thức phân biệt nào trong việc thuê mướn, trả thù lao, được tham gia đào tạo, đề bạt, chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ hưu dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, địa vị xã hội, bối cảnh xã hội, sự tàn tật, nguồn gốc dân tộc và quốc gia, quốc tịch, thành viên trong tổ chức của người lao động, bao gồm các hiệp hội, sự gia nhập chính trị, định hướng giới tính hoặc bất cứ một đặc điểm cá nhân nào khác.

4. Đền bù: Lương trả cho giờ làm việc thông thường, giờ làm thêm và các chênh lệch thêm giờ sẽ phải đạt đến hoặc vượt qua lương tối thiểu và/ hoặc các tiêu chuẩn ngành.

5. Giờ làm việc: Công ty cung ứng phải tuân thủ các luật quốc gia thích hợp cũng như các tiêu chuẩn ngành về giờ làm việc. Giờ làm việc tối đa cho phép trong một tuần được quy định bởi luật quốc gia sẽ không được vượt quá 48 giờ và số giờ làm thêm tối đa cho phép trong một tuần không được vượt quá 12 giờ.

6. Y tế và An toàn nơi làm việc: Một tập hợp rõ ràng các quy định và thủ tục phải được lập ra và tuân thủ theo đối với vấn đề y tế và an toàn nơi làm việc, đặc biệt là dự phòng và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, phòng tắm sạch sẽ, có thể sử dụng nước uống được và nếu được cần cung cấp các thiết bị vệ sinh an toàn cho kho lưu trữ thực phẩm.

7. Cấm sử dụng lao động trẻ em: Cấm sử dụng lao động trẻ em được ghi rõ trong các Công ước của ILO và Liên Hiệp quốc và/ hoặc luật pháp quốc gia. Trong số các tiêu chuẩn khác nhau này, tiêu chuẩn nào nghiêm ngặt nhất sẽ được tuân thủ. Cấm bất cứ hình thức bóc lột trẻ em nào. Cấm những điều kiện làm việc như nô lệ hoặc có hại cho sức khỏe trẻ em. Quyền của các lao động trẻ tuổi phải được bảo vệ.

8. Cấm cưỡng bức Lao động và các Biện pháp kỷ luật: Tất cả các hình thức lao động cưỡng bức, chẳng hạn như phải nộp tiền đặt cọc hoặc các hồ sơ nhận diện của cá nhân đối với việc thuê mướn lao động đều bị cấm và xem như là lao động của tù nhân vi phạm các quyền cơ bản của con người. Cấm sử dụng các hình phạt về thể xác, tinh thần hoặc ép buộc về tinh thần cũng như việc lạm dụng bằng lời nói.

9.Các vấn đề an toàn và môi trường: Các thủ tục và tiêu chuẩn xử lý chất thải, xử lý các chất thải hóa học và các chất có hại khác, các xử lý phát ra hoặc thải ra phải đạt đến hoặc vượt quá yêu cầu tối thiểu mà pháp luật quy định.

10. Các Hệ thống quản lý: Công ty cung ứng sẽ đặt ra và thực hiện một chính sách đối với khả năng chịu trách nhiệm về mặt xã hội, một hệ thống quản lý để đảm bảo rằng các yêu cầu của Bộ luật ứng xử BSCI có thể được thiết lập và tuân thủ chính sách chống hối lộ/ chống tham nhũng trong tất cả các hoạt động kinh doanh của họ. Cũng cần phải chỉ rõ những mối quan tâm về việc tuân thủ Bộ Luật ứng xử này của người lao động.

Thực hiện "TNXH của DN Việt Nam" là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập, tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trên thực tế nhiều khi có

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BITEXCO) (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w