KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Bao cao TMDT 2004-v3b (Trang 113 - 118)

- Chương II của Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ về Sở hữu trí tuệ (năm 2000)

2. Dịch vụ thanh toán điện tử

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trên cơ sở phân tích các số liệu điều tra, phỏng vấn và đánh gía toàn diện về tình hình phát triển TMĐT tại Việt nam năm 2004 có thể rút ra một số kết luận lớn. Mặc dù mục tiêu của Báo cáo này là phản ánh chân thực tình hình nhưng Báo cáo cũng cố gắng tổng hợp một số khuyến nghị từ cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng khác liên quan tới TMĐT.

1. Kết luận

Về khía cạnh kinh doanh, thương mại điện tử ở Việt nam năm 2004 đã phát triển đáng kể so với năm 2003 trên nhiều lĩnh vực, từ hạ tầng CNTT và Internet tới các chợ “ảo” và thiết lập website của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, về khía cạnh tạo lập môi trường pháp lý thì năm 2004 chứng kiến việc xây dựng nhiều dự thảo văn bản pháp quy nhưng cuối cùng chưa có văn bản quan trọng nào được ban hành.

1.1. Phát triển CNTT và Internet

Hạ tầng viễn thông đã tiến một bước lớn trong năm 2004. Kết nối quố c tế thông qua 6 hướng với tổng dung lượng tăng từ 1038 Mbps vào tháng 12/2003 lên 1892 Mbps vào tháng 12/2004. Đối với k ết nố i trong nướ c, từ năm 2003 các doanh nghiệp IXP đã thực hiện kết nối đồng cấp thông qua VNNIC của Trung tâm Internet Việt nam.

Đã có sự cạnh tranh đáng kể trong lĩnh vực viễn thông và Internet. Tới cuối năm 2004 đ ã có 6 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ k ết nối Internet (IXP) và 15 doanh nghiệp đượ c cấp phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, trong đó có 7 doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Tổng số thuê bao Internet đạt khoảng trên 2 triệu và số IP đã cấp là 0,45 triệu, thuê bao chủ yếu là dial-up. Đã có 4 nhà cung cấp dịch vụ ADSL cho khách hàng và có khoảng 35.000 thuê bao truy nhập Internet sử dụng băng thông rộng. Các loại hình dịch vụ truy nhập Internet mới như WiFi và GPRS cũng bắt đầu phát triển.

Số người sử d ụng Internet đạt khoảng 6,2 triệu, mậ t độ ngườ i sử dụng Internet đạt khoảng 7,4%. N ếu so với số người sử dụng Internet vào cuối năm 2003 là 3,2 triệu người thì có thể thấy trong năm 2004 số người sử dụng đã tăng gần gấp đôi.

Số tên miền Việt nam đ ã tăng từ 2.300 năm 2002 lên 5.510 năm 2003 và 9.037 vào tháng 12/2004 vớ i số tên miền cấp hai .COM và .NET kho ảng 84%. Như vậy tốc độ tăng trưởng tên miền .VN năm 2004 khoảng 64%. Tuy nhiên sự tăng trưởng này chưa phản ánh sự tăng trưởng chung của số tên miền và số website của các doanh nghiệp Việt nam. Nếu tính cả các website có tên miền quốc tế thì

tổng số doanh nghiệp có trang web vào cuối năm 2004 khoảng 17.500.

V ề mặt công nghệ hỗ trợ cho TMĐ T, cho tới năm 2004, trao đổ i dữ liệu điện tử (EDI) hầu như chưa được áp dụng tại Việt nam trừ một số doanh nghiệp trong

ngành ngân hàng, tài chính, vận tải biển đã sử dụng EDI để giao dịch với các đối tác n ước ngoài và thự c hiện các hoạt động nghiệp vụ trong nội bộ ngành. Năm 2004 đã chứng kiến sự quan tâm xây dựng chính sách, kế hoạch, tiêu chuẩn về EDI của các cơ quan quản lý nhà nước.

Trong năm 2004 nhiều công ty tin họ c trong nước cũng đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, cung cấp dịch vụ liên quan tới vấn đề an toàn, bảo mật trong các giao dịch TMĐT với công nghệ PKI và một số tổ chức, đơn vị đã đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ này trong các hoạt động chuyên môn trong bối cảnh chưa có văn bản pháp quy về chữ ký điện tử và chứng thực điện tử.

Nhiều công ty tin học đã ứng dụng mạnh mẽ phần mềm nguồn mở trong các hoạt động phát triển phần mềm phụ c vụ TMĐT. Tương tự như việc ứ ng d ụng chữ ký điện tử, doanh nghiệp đã đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ tiên tiến khi nhà nước chưa có chính sách rõ ràng và sự hỗ trợ cần thiết.

1.2. Ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp

Kết quả khảo sát 303 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vự c kinh doanh khác nhau cho th ấy một tỉ lệ khá cao các doanh nghiệp đã có đầu tư bước đầu về ứng dụng CNTT, với 82,9% doanh nghiệp được hỏi có kết nối Internet và 25,32% đã thiết lập website. Có tới 16% các công ty có dự án phát triển TMĐT. Đây là tỷ lệ khá cao trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt nam.

Trong lĩnh vực công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT, có tới 54% doanh nghiệp đã thiết lập website để bán hàng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, 100% doanh nghiệp đã sử dụng email trong các giao dịch kinh doanh.

Với sự phát triển mau lẹ của dịch vụ truy cập Internet b ăng rộng với giá phải ch ăng, cách truy cập Internet của các doanh nghiệp trong năm 2004 đã thay đổi lớn so với năm 2003. Cụ thể, trong số doanh nghiệp được khảo sát có tới 16% doanh nghiệp có đường truyền riêng, 70% sử dụng ADSL và chỉ còn 14% doanh nghiệp sử dụng dial-up.

Trong n ăm 2004 cũng chứng kiến sự thay đổi về cơ cấu đầu tư cho CNTT của các doanh nghiệp. T ỷ lệ đầu tư cho phần cứng, phần mềm và đào tạo của các doanh nghiệp được điều tra tương ứng là 62%; 29% và 12%. Thay vì chú trọng đầu tư vào phần cứng như trước đây, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn cho phần mềm và đào tạo. Tuy nhiên, số liệu điều tra cho thấy các tỷ lệ này còn chưa hợp lý và trong các năm tới cần đảo ngược tỷ lệ đầu tư cho phần cứng và phần mềm.

Trong khi số doanh nghiệp xây dựng website tăng rất nhanh thì có s ự phân tán lớn giữa các doanh nghiệp thu ộc các lĩnh v ực kinh doanh. Tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất thiết lập website thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Thực tế là các doanh nghiệp dịch v ụ, không kể quy mô, hiện đang là lực lượ ng năng động nhất triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình.

K ết quả điều tra 230 doanh nghiệp có website cho thấy trên 90% website này mớ i chỉ dừng ở mức giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm. Khoảng trên 40% website có cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm và cho phép liên hệ đặt hàng. Tuy nhiên, số website cho phép thanh toán trực tuy ến b ằng thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản chỉ chiếm hơn 10%, phần lớn trong số này là các siêu thị trực tuyến và website cung cấp dịch vụ du lịch, ngân hàng, dịch vụ tin học và viễn thông.

Khi thiết lập website, 73,9% doanh nghiệp được hỏi cho biết đối tượng họ hướng tới là các công ty và tổ chức, còn những doanh nghiệp chú trọ ng tới đối tượ ng đại chúng chiếm một tỷ lệ thấp hơn. Điều này phù hợp với xu th ế chung của thế giới là TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong lựa chọn chiến lược kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp.

Đa số doanh nghiệp khi xây dựng website đ ã có ý thức quảng bá website của mình bằng nhiều hình th ức như đăng ký website với một công cụ tìm kiếm trực tuyến, đăng ký vào danh bạ website do một tổ chức trong nước đứng ra tập hợp, quảng cáo website qua các phương tiện thông tin đại chúng và trao đổi liên kết (link) với những trang web khác. Tuy nhiên vẫn còn khoảng gần 20% doanh nghiệp chưa áp dụng biện pháp nào để quảng bá website.

Có tới 43,6% các công ty đánh giá chỉ mất dưới 2 năm để hoàn vốn cho đầu tư vào TMĐT, 39,7% cần 2 tớ i 5 năm. Chỉ có 16,7% các công ty đánh giá phải cần trên 5 năm để thu hồi vốn đầu tư. Như vậy, có thể thấy hiệu quả đầu tư cho TMĐT là cao.

Những hàng hoá và dịch vụ được giới thiệu, mua bán trên mạng nhiều nhất là: 1) những sản ph ẩm có độ tiêu chuẩn hoá cao như máy tính và linh kiện máy tính, thiết bị đ iện tử và viễn thông; 2) những sản phẩm có hàm lượng thông tin cao như sách báo, đĩa nhạc; 3) hàng hoá biểu trưng như vé máy bay, vé xem phim, thẻ quà tặng; 4) hàng thủ công mỹ nghệ; và 5) văn hoá phẩm và quà tặng.

1.3. Sự phát triển của các chợ “ảo”

Đây là các website cung cấp dịch vụ trung gian mua bán hàng hoá dịch vụ. Những website này cung cấp dịch vụ trung gian mua bán được xây dựng không nhằm giớ i thiệu, quảng bá hay bán hàng của một công ty riêng lẻ, cũng không để bổ sung cho hệ thống phân phối sẵn có của mộ t công ty thương mại dịch vụ, mà nhằm tạo ra một không gian chung kết n ối nhiều ngườ i mua và nhiều ng ười bán. Tham gia vào các website này sẽ có nhiều nhà cung cấp hàng hoá hay dịch vụ, n ắm quyền chủ động tương đối cao với những thông tin sản phẩm của mình đưa trên chợ và có thể tự do tương tác với khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân cùng tham gia chợ.

Tình hình chung của các chợ “ảo” này trong năm 2004 là phát triển mạnh so với năm 2003 cả về số lượng, trình độ tổ chức, nền tảng công nghệ và hoạt động giao dịch thực tế tiến hành trên sàn. Nhìn chung hiệu quả kinh tế của các chợ này còn thấp, chưa đem lại nguồn thu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Do đây là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm với thời gian hoàn vốn đòi hỏi khá dài, phần lớn

doanh nghiệp triển khai dịch vụ sàn giao dịch đ iện tử phải dựa trên nền tảng là những hoạt động kinh doanh khác để tự nuôi sống mình.

1.4. Môi trường pháp lý

Trước 2000, TMĐT còn là thuật ngữ pháp lý mới. Hệ thống pháp luật Việt Nam có quy định nhưng chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng của TMĐ T. Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp cũ ng đã có một số nghiên cứu và đề xuất xây dựng chính sách và pháp luật lên Chính phủ. Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp quy về TMĐT nào của Chính ph ủ hoặc Thủ Tướng Chính phủ được ban hành và trở thành nền tảng pháp lý hỗ trợ cho sự phát triển của TMĐT.

Trong giai đo ạn 2000-2003, một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có những quy định khá cụ thể về giao dịch đ iện tử như Bộ luật Hình sự n ăm 2000, Luật Hải quan năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, những văn b ản dưới luật trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, do nhận thứ c chưa toàn diện về TMĐT, các chế định pháp lý trên còn thiếu cơ sở pháp lý cụ thể, vì vậy dẫn tới việc khó áp dụng trên thực tế.

Những sự kiện đáng chú ý nhất liên quan tới việc tạo lập môi trường pháp lý trong năm 2004 liên quan tới việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật sau: * Pháp lệnh Thương mại điện tử

Tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Thương mại ch ủ trì Dự án Pháp lệnh TMĐT. Cuố i năm 2003, Bộ Thươ ng mại đ ã hoàn thành xong dự thảo cuố i cùng (Dự thảo 6) của Pháp lệnh TMĐT và chuẩn bị thủ tục trình Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hộ i. Văn bản này có mục đích tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại, từ đó gián tiếp thúc đẩy các ứng d ụng khác nhau củ a TMĐT. Cuối năm 2003, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004, trong đó không có Pháp lệnh TMĐT. Nghị quyết đã b ổ sung Dự án Lu ật Giao dịch điện tử vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007). Tháng

10 năm 2004, Văn phòng Quốc hội đã thông báo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc ngừng xây dựng Pháp lệnh TMĐT và thu hút nội dung Pháp lệnh vào Luật Giao dịch điện tử.

Có nhiều ý kiến khác nhau đối với quyết định ngừng ban hành Pháp lệnh TMĐT. Một số ý kiến cho rằng nên ban hành Pháp lệnh TMĐT vì đã hoàn thành về cơ bản nội dung Dự thảo, mặt khác, việc thi hành Pháp lệnh trên thực tế sẽ là kinh nghiệm quý giúp cho việc xây dựng Luật GDĐT mang tính khả thi hơn.

* Luật Giao dịch điện tử

Đầu năm 2004, Uỷ ban Khoa học, Công ngh ệ và Môi trường củ a Quốc hội khởi động Dự án xây d ựng Luật Giao dịch điện tử (GDĐT). Tới cuối năm 2004, Ban So ạn thảo đã hoàn thành Dự thảo 6. Nếu kế hoạch xây dựng Luật Giao dịch điện tử được thự c hiện tốt thì cuố i năm 2005 Quốc hội sẽ thông qua Luật này. Đây được coi là thời điểm lịch sử củ a các giao dịch đ iện tử tại Việt nam, bao gồm các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thương mại. Khi đó có thể coi thương mại điện tử sẽ chuyển từ giai đoạn hình thành và được chấp nhận chính thức sang giai đoạn ứng dụng rộng rãi và phát triển.

* Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

Bộ luật Dân sự sửa đổi do Bộ Tư pháp soạn thảo, hiện đã hoàn thành dự thảo và trình lên Quốc hộ i. Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Bộ luật này giữa năm 2005. Dù đã đề cập tới hình thức giao dịch điện tử nhưng Dự thảo còn chưa phân biệt sự khác nhau giữa hình thức giao dịch bằng văn b ản và hình thức giao dịch bằng thông điệp dữ liệu. Hơn n ữa, các quy định về thông điệp dữ liệu trong Bộ luật Dân sự được xây dựng khá độc lập với Luật GDĐT, điều này tiềm ẩn khả năng sẽ có sự không thống nhất trong cách tiếp cận cùng một vấn đề.

* Luật Thương mại (sửa đổi)

Bộ Thương mại đã trình Chính phủ và Quốc hội Dự thảo Lu ật Thương mại (sửa đổi), trong đó đưa ra nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại và yêu cầu Chính phủ hướng dẫn chi tiết khía cạnh kỹ thuật. Hiện Quốc hội đang xem xét Dự luật này và có khả năng sẽ thông qua trong kỳ họp giữa năm 2005.

Để cụ thể quy định mang tính nguyên tắc trong Luật Thươ ng mại (sửa đổi) và Luật GD ĐT, Bộ Thương mại đã đăng ký xây dựng Nghị định về TMĐT. Nghị định sẽ quy định chi tiết việc thừ a nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại. Theo kế hoạch, Nghị định sẽ được trình Chính phủ cuối năm 2005, tạo cơ sở pháp lý cho các ứng dụng TMĐT.

* Nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử

Đây là văn bản rất quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch điện tử , trong đó có TMĐT. Nghị định này do Bộ Bưu chính Viễn thông chủ trì xây d ựng sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển th ị trường dịch vụ chứng thực điện tử qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện tử.

Xuất phát từ quan đ iểm cần có định hướng phát triển của nhà nước, Nghị định quy định khá chặt chẽ đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử. Còn khá nhiều ý kiến chưa thống nhất với các quy định trên, đặc biệt từ góc độ của các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh dịch vụ chứng thực điện tử.

B ộ Bưu chính Viễn thông đã hoàn thành dự thảo Nghị định và trình Chính phủ vào tháng 12 năm 2004. Theo kế hoạch, Nghị định sẽ được ban hành trong năm 2005.

1.5. Các chính sách liên quan tới TMĐT

Trong năm 2004 các doanh nghiệp và cộng đồ ng sử dụng Internet tranh luận rất nhiều về các quy định trong hai văn bản pháp quy liên quan chặt chẽ tới Internet và TMĐT. Đó là Quyết định số 92/2003/QĐ-BCVT của Bộ Bưu chính Viễn thông ban hành ngày 26/5/2003 Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.Nhữ ng v ấn đề chưa hợ p lý liên quan tới sở hữu tên miền và các quyền liên quan như mua bán, quyền sở hữu trí tuệ như thương hiệu và chỉ d ẫn địa lý, thủ tục đăng ký

Một phần của tài liệu Bao cao TMDT 2004-v3b (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w