Thanh toán ngoại tuyến (thanh toán bằng thẻ tại điểm bán hàng/dịch vụ)

Một phần của tài liệu Bao cao TMDT 2004-v3b (Trang 106 - 108)

- Chương II của Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ về Sở hữu trí tuệ (năm 2000)

2. Dịch vụ thanh toán điện tử

2.2. Thanh toán ngoại tuyến (thanh toán bằng thẻ tại điểm bán hàng/dịch vụ)

Thanh toán điện tử là một trong những điều kiện cố t lõi để phát triển TMĐT, với vai trò là một khâu không thể tách rời của quy trình giao dịch và trong nhiều trường hợp còn là biện pháp xác thự c việc ký kết hợp đồng giữa người bán và người mua trong một giao dịch TMĐT trên môi trường Internet.

Thự c tế cho thấy những nước có nền TMĐT phát triển là những nước đã xây dựng được một hạ tầng thanh toán đ iện tử khá hoàn thiện. Ở Việt Nam, hệ thống thanh toán ngân hàng hiện vẫn chưa tạo điều kiện cho việc thanh toán trực tuyến, và kết quả khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT cho thấy đây là trở ngại lớn thứ hai thường được nhắc đến cho việc mở rộng và khai thác tối ưu hiệu quả của phương thức kinh doanh trực tuyến.

Điều kiện cần để phát triển hệ thống thanh toán điện tử:

™ Hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại, trong đó đa phần các giao dịch được tiến hành thông qua phương tiện điện tử

™ Hạ tầng kỹ thuật của xã hội đạt trình độ tiên tiến, phần lớn các doanh nghiệp được nối mạng và kết nối với hệ thống ngân hàng.

™ Cơ sở pháp lý của thanh toán điện tử được thiết lập đồng bộ, giá trị pháp lý của thanh toán điện tử được thừa nhận và có những quy định tài chính kế toán tương ứng.

™ Hạ tầng an toàn bảo mật trong thanh toán điện tử được đảm bảo.

Dướ i đ ây xin giới thiệu sơ lược tình hình phát triển của các phương thức thanh toán điện tử tại Việt Nam

2.1. Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử (thanh toán B2B):

Đây là phương thức thanh toán giữa các doanh nghiệp có quan hệ đối tác thường xuyên, có kết nối hệ thống trên cơ sở chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), cho phép hai bên theo dõi giá trị các giao dịch được thực hiện và tiến hành quyết toán định kỳ theo hình thức bù trừ tài khoản đối ứng. Ph ương thức thanh toán này đòi hỏi doanh nghiệp ph ải có một trình độ ứng dụng công nghệ thông tin ở mứ c cao và một mô hình tổ chức kinh doanh tương đố i hoàn thiện. Việt Nam hiện vẫn chưa hội đủ điều kiện để phát triển hình thức thanh toán này.

2.2. Thanh toán ngoại tuyến (thanh toán bằng thẻ tại điểm bán hàng/dịchvụ) vụ)

Đây là phươ ng thức thanh toán đ iện tử B2C sơ đằng nhất, đặt tiền đề quan trọ ng cho việc phát triển h ệ thống thanh toán trực tuy ến hỗ trợ TMĐT. Một khi cơ sở hạ tầng và hệ thống kết n ối giữa ngân hàng với các điểm bán hàng/dịch vụ đã đủ trình độ đ áp ứng những yêu cầu của việc thanh toán bằng thẻ, thì ch ỉ cần hoàn thiện thêm một b ước khung khổ pháp lý và h ạ tầng an toàn bảo mật cho thanh toán trực tuyến là có thể tích hợp hệ thống thanh toán điện tử này với môi trường giao dịch TMĐT trên Internet.

Hiện nay ở Việt Nam, thói quen dùng thẻ mới bắt đầu được hình thành trong một tầng lớp cư dân tại những thành phố lớn. Các ngân hàng cũng đã đưa vào lưu hành một số loại thẻ thông dụng trên th ế giới, nhưng chức năng thanh toán của những thẻ này vẫn còn tương đối hạn chế.

Thẻ tín dụng17

Thẻ tín dụng xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1991 với việc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam th ử nghiệm phát hành mộ t loại thẻ tín dụng nội địa cho phép chủ thẻ th ực hiện thanh toán với một số ít nhà cung cấp hàng hoá/dịch vụ có ký thoả thuận đối tác với ngân hàng. Năm 1996, thẻ tín dụng quốc tế bắt đầu đượ c các ngân hàng phát hành ra thị trườ ng. Cho đến nay đã có 10 ngân hàng tham gia vào mạng lưới đại lý thẻ của những liên minh tín dụng quốc tế như Visa, Master, American Express,... v ới số lượng phát hành là 125.000 thẻ thanh toán quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng 49% mỗi năm trong giai đoạn 2000-200418.

Thẻ ghi nợ19

Thẻ ghi nợ nội địa ra đời ch ậm hơn, vào năm 2002, nhưng tố c độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều, trung bình trên 200%/n ăm. Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với tâm lý người tiêu dùng Việt Nam, đến nay đã có 760.000 thẻ nội địa của 15 ngân hàng được phát hành20.

Ngoài ra, các ngân hàng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra giớ i thiệu những loại thẻ khác phù hợp với nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng của người dân. Ví dụ thẻ tiền mặt (cash card) củ a Ngân hàng công thương Việt Nam, thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á, Sài Gòn Công thương Ngân hàng, v.v...

Ngoài việc dùng thẻ để thanh toán trực tiếp tại những điểm bán hàng/dịch vụ chấp nhận phương thức này, chủ thẻ còn có thể thông qua h ệ thống máy ATM để chuyển tiền thanh toán cho các công ty cung cấp dịch vụ cơ bản (điện, nước, điện thoại) và thực hiện những giao dịch chuyển khoản khác. Các ngân hàng cũng đang cố gắng mở rộng phạm vi dịch vụ cung cấp trên máy ATM để nó trở thành một cổng thanh toán đa tiện ích cho khách hàng.

Đ ây là một dấu hiệu khởi sắc cho việc phát triển phương thức thanh toán phi tiền mặt ở Việt Nam, phù hợp với trào lưu chung của thế giới. Nhưng thực tiễn triển khai cho thấy d ịch vụ thanh toán điện tử này hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện chỉ có khoàng 10.000 điểm ch ấp nhận thẻ và 800 máy ATM trên toàn quốc21, đa số tập trung ở những thành phố lớn, sân bay, khu du lịch. Việc

17

Thẻ tín dụng là một trong những phương tiện thanh toán điện tử xuất hiện sớm nhất trên thế giới (từ năm 1951) và phổ biến nhất hiện nay trong giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C). Thẻ do ngân hàng phát hành và phản ánh một tài khoản tín dụng với giới hạn cho vay nhất định, chủ sở hữu thẻ được phép dùng thẻ để thanh toán với tổng giá trị thanh toán cộng dồn tại mỗi thời điểm (tương đương giá trị nợ ngân hàng) không vượt quá mức giới hạn này.

Để được chấp nhận rộng rãi và có giá trị thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng cần mang nhãn hiệu của một tổ chức thẻ được công nhận trên phạm vi toàn cầu như VISA, MASTER, American Express…

18

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/03/3B9DC4D6/

19

Khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ phản ánh khoản tiền mà chủ sở hữu thẻ có trong tài khoản cá nhân của minh. Khi dùng thẻ ghi nợ để thanh toán, số tiền sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản này, thông qua hệ thống kết nối giữa ngân hàng chủ sở hữu thẻ và ngân hàng người nhận thanh toán.

Tương tự như thẻ tín dụng, trên thẻ ghi nợ có gắn một dải từ lưu trữ các số liệu khách hàng đã được mã hóa riêng, cho phép người nhận thanh toán – với sự trợ giúp của máy đọc thẻ được kết nối với hệ thống thông tin liên ngân hàng – xác minh tài khoản cá nhân/tín dụng của chủ sở hữu thẻ và tiến hành các khoản khấu trừ tương ứng.

Hiện nhiều ngân hàng trên thế giới, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng trong việc thanh toán, đã phát hành những thẻ ghi nợ có nhãn hiệu MASTER hoặc VISA như một đảm bảo về giá trị thanh toán quốc tế của loại phương tiện này.

20

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/03/3B9DC4D6/

kết nối giữa các ngân hàng chưa đượ c đồng bộ nên ở mỗi máy ATM chỉ có thể truy cập dịch vụ của một số ngân hàng, và do số lượng máy còn ít nên ở nhiều đ iểm giao dịch lớn, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra. Việc thanh toán bằng thẻ cũng còn nhiều bất tiện. Các nhà cung cấp hàng hoá/dịch vụ thường chỉ chấp nhận thanh toán bằng th ẻ với một khoản tiền đạt giớ i hạn nhất định, và việc thu thêm phí từ khách hàng cho những khoản thanh toán có giá trị nhỏ là một hiện tượng thường xuyên xảy ra.

Thẻ trả trước

Do việc mở rộng phạm vi lựa chọn về phương thức thanh toán cũng là một trong những tiêu chí nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ bán hàng, một số doanh nghiệp hiện đã liên kết với ngân hàng để tạo ra một phương tiện thanh toán mới cho khách hàng: thẻ đồng thươ ng hiệu. Về chức năng sử dụng, những thẻ này tương tự với loại thẻ nạp tiền trước (prepaid card/stored value card), có tác dụng thanh toán như tiền mặt đối với những dịch vụ do công ty phát hành thẻ cung cấp.

Hộp 4.7

Quy trình thanh toán của một số thẻ trả trước do doanh nghiệp phát hành

Khách hàng có thể nạp tiền vào thẻ từ tài kho ản cá nhân mở tại ngân hàng liên danh phát hành thẻ, và dùng thẻ để thanh toán cho hàng hoá hoặc dị ch v ụ của nhà cung cấp. Khi thanh toán, khách hàng đưa thẻ qua thiết bị kiểm soát đặt tại đ iểm bán hàng. Số tiền được khấu trừ trực tiếp từ giá trị của thẻ và chuyển sang thiết bị của ngườ i bán, sau đó sẽ chuy ển vào tài khoản của họ ở ngân hàng. Lo ại thẻ này vừa có tác dụ ng thay tiền mặt, vừa có tác dụ ng của phiếu tính điểm giảm giá để khuyến khích khách hàng quay lại mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

M ột số doanh nghiệp đã thử nghiệm phát hành loại thẻ này là Công ty du lịch Viet Travel, Saigontourist, Siêu th ị Citymart, Saigon Coop Mart, Hãng taxi Mai Linh, Công ty Vera, và siêu thị điện tử www.golmart.com.vn

Một phần của tài liệu Bao cao TMDT 2004-v3b (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w