Các đơn vị đứng ra tổ chức và quản lý sàn

Một phần của tài liệu Bao cao TMDT 2004-v3b (Trang 96 - 100)

- Chương II của Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ về Sở hữu trí tuệ (năm 2000)

o Chỉ người đăng ký mới có thể chỉnh sửa thông tin cá nhân hay công ty, thông qua hệ thống đăng nhập Mật khẩu đăng nhập được mã hóa the phương thức MD5, đảm bả chỉ thành viên mớ

1.2. Các đơn vị đứng ra tổ chức và quản lý sàn

Ở Việt Nam hiện nay, các sàn thương mại điện tử B2B, B2C và C2C chưa đạt đến mức độ chuyên nghiệp hoá cao, cũng chưa có sự phân định rõ ràng về phương thức hoạt động. Nhưng xu hướng chung cho thấy sàn TMĐT B2B thường do các tổ chức phi lợi nhuận và doanh nghiệp nhà nước đứng ra xây dựng là chủ yếu. Trong khi đó, các sàn TMĐT C2C – bao gồm website rao vặt và sàn đấu giá – đều do doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân tạo dựng.

1.2.1. Tổ chức phi lợi nhuận

Do tính chất hoạt động mang tính xã hội cao, nền tảng tài chính tương đối vững vàng và ít phải chịu sức ép về doanh thu, các tổ chức phi lợi nhuận (bao gồm cả cơ quan nhà nước cũng như tổ chức phi chính phủ ) thường ở vị trí thu ận lợi hơn khối doanh nghiệp khi triển khai những dự án đầu tư có tiềm năng về lợi ích xã hội nhưng đòi hỏi thời gian thu hồi vố n lâu và hiệu suất lợi nhu ận ban đầu thấp như các sàn TMĐT B2B. Ngoài dự án thí điểm về siêu thị điện tử của Sở Thương mại Hà Nội www.ecommerce.com hiện đang trong giai đo ạn nâng cấp và một loạt trang thông tin xúc tiến thươ ng mại của các tỉnh thành ra đời trong năm 2004, có thể kể đến một số điển hình khá thành công như Chợ công nghệ

www.techmart.hochiminhcity.gov.vn của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh hay sàn giao dịch www.vnemart.com.vn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp hội dệt may Việt Nam đang triển khai một sàn giao dịch cho các doanh nghiệp dệt may tại địa chỉ www.vietnamtextile.org.vn, và đề án Sàn giao dịch đ iện tử cho các doanh nghiệp TP. HCM cũng đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

Minh hoạ điển hình: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI

(một trong những đơn vị đi tiên phong xây dựng mô hình sàn giao dịch TMĐT theo phong cách chuyên nghiệp)

Cho đến nay, VCCI đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng một số sàn TMĐT B2B sau:

www.vnemart.com.vn www.camau.com.vn www.kitra-emart.com.vn www.vietnamchinalink.com

Trong những sàn này, www.vnemart.com.vn được xây d ựng đầu tiên và cũng là sàn TMĐT do VCCI chủ trì quản lý, nh ằm phục vụ cho hoạt động chính của tổ chức là hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xúc tiến thương mại.

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ phát triển thị trường xu ất kh ẩu hàng thủ công mỹ nghệ các làng nghề truyền thống Việt Nam”, tháng 4 năm 2003 VCCI khai trương Sàn giao dịch http://www.vnemart.com.vn cho các doanh nghiệp xản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Từ tháng 1/2004 Sàn giao dịch VNemart mở rộng thêm 9 ngành hàng khác bao gồ m những mặt hàng Doanh nghiệp Việt nam có thế mạnh về xuất khẩu: dệt may, da giầy, thuỷ hải sản, nông sản, thực phẩm chế biến, đồ nhựa…

T ừ 27 doanh nghiệp thành viên vào thời điểm khai trương website (tháng 4/2003), đến nay số thành viên đăng ký trên Vnemart đ ã lên đến gần 2000, trong đó có 450 doanh nghiệp nước ngoài và 200 thành viên cao cấp – là những doanh nghiệp Việt Nam hiện đ ang kinh doanh theo 10 nhóm ngành hàng có trên sàn và qua một số khóa đào tạo do VCCI tổ chức

Hiện nay các hoạt động hỗ trợ thành viên vẫn được thực hiện miễn phí nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận d ần với TMĐT. Đây vừa là một lợi thế đồng thời cũng là h ạn chế củ a sàn Vnemart. Do chưa có nguồn thu nên các dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch – theo nhận định của cả người sử dụng cũng như đơn vị quản lý sàn – chưa thực sự phong phú để theo kịp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Hộp 4.4

Minh họa về mô hình hoạt động của một sàn giao dịch do tổ chức phi lợi nhuận thành lập

Sàn giao dịch Vnemart hiện do Trung tâm xúc tiến và phát triển phần mề m doanh nghiệp - một đơn vị thuộc VCCI - quản lý. 13 nhân viên Trung tâm này đồng thời quản trị cả 3 sàn giao dịch khác do VCCI liên kết với các đối tác bên ngoài xây dựng và kiêm nhiệm thêm nhiều công việc thuộc về chức năng chuyên môn của đơn vị.

Sàn giao dị ch Vnemart kết hợp th ực hiện 5 chức năng chính nhằm đáp ứng các nhu cầu xúc tiến kinh doanh và tìm kiếm thị trường của doanh nghiệp:

™ Trung tâm triển lãm về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt nam trên mạng Internet. ™ Trung tâm giao dịch thương mại : thông qua cổng giao dịch các doanh nghiệp có thể tìm

kiếm đối tác, bạn hàng và tiến hành đàm phán hợp đồng thương mại.

™ Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp : thông qua cổng giao dịch, các doanh nghiệp sẽ được cập nhật thông tin về thị trường, giá cả, đối tác, các thông tin kinh tế, pháp luật, môi trường kinh doanh của Việt nam và một số thị trường quốc tế.

™ Trung tâm đào tạo doanh nghiệp : Cổng giao dịch là nơi cung cấp, tư vấn các kiến thức về quản trị kinh doanh, về chính sách chế độ, các qui định và tập quán thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia hội nhập kinh tế. ™ Diễn đàn cho các doanh nghiệp : Các doanh nghiệp được tạo điều kiện để trao đổi kinh

nghiệm với nhau trên những vấn đề cùng quan tâm qua mục “Diễn đàn”.

Với tiêu chí “Sàn giao dịch chỉ tạo ra môi trường ti ếp xúc cho doanh nghiệp và không can thiệp vào hoạt động giao dịch giữa các thành viên”, đơn v ị quản lý Vnemart sẽ chỉ đóng vai trò điều phối viên, đảm nhiệm việc hỗ trợ khi thành viên cần sự trợ giúp của Ban quản lý Sàn.

1.2.2. Các doanh nghiệp nhà nước

Mộ t số doanh nghiệp nhà nước với ưu thế về tiềm lực tài chính và quy mô hoạt động cũng là những người đi tiên phong trong việc triển khai thí điểm các mô hình kinh doanh B2B và B2C tại Việt Nam. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc ngành bưu chính viễn thông ở vị thế thuận lợi hơn cả về hạ tầng kỹ thuật cũng như khả năng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ khác để đứng ra tổ chức những sàn TMĐT này. Một vài ví dụ tiêu biểu là:

- Công ty phần mềm và truyền thông (VASC) - Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) - Bưu điện tỉnh Quảng Nam

- Trung tâm công nghệ phần mềm Đà Nẵng (Softech)

Mặc dù có lợi thế như đã nói, nhưng là các đơn vị hạch toán độc lập, nhữ ng doanh nghiệp này vẫn phải quan tâm nhiều tới vấn đề doanh số. Và khi việc đầu tư xây dựng sàn TMĐT chư a mang lại hiệu quả th ực tế trước mắt, h ầu hết doanh nghiệp còn chưa tập trung nguồn lực để phát triển lĩnh vự c hoạt động này. Các sàn TMĐT hiện chỉ là dịch vụ phụ bên cạnh nhữ ng hoạt động kinh doanh khác có hiệu suất thu hồi vốn cao hơn của doanh nghiệp như xây dựng phần mềm, tư vấn đào tạo, dịch vụ truyển thông...

Minh hoạ điển hình: VASC www.vnexim.net; www.exim-pro.com

Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC là một công ty 100% vốn nhà nước trực thuộ c Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), hoạt động trên 3 lĩnh vực: phần mềm, truyền thông và báo điện tử.

Điểm mạnh của VASC:

- Hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực CNTT sẵn có (nhân viên lập trình của VASC có chuyên môn cao về phần mềm viễn thông và hệ thống phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp, các dịch vụ gia tăng giá trị trên nền điện thoại di động, hướng tới nền tích hợp: điện thoại, Internet, TV, v.v….). Đây là những yếu tố thuận lợi để xây dựng khung kỹ thuật cho sàn giao dịch điện tử.

- Mạng lưới thông tin mang tính chuyên nghiệp cao được tổ chức trên cơ sở báo điện tử www.vnn.vn – một trong những website hàng đầu Việt Nam về lượng người truy cập truy cập. Điều này sẽ tạo lợi thế rất lớn cho sàn giao dịch trong việc quảng bá, thu hút doanh nghiệp tham gia, đồng thời tận dụng được năng lực xử lý và chuyển hóa thông tin sẵn có của công ty.

- Là doanh nghiệp thành viên của VNPT, VASC có nhiều thuận lợi khi phối hợp với những công ty cung cấp dịch vụ có liên quan khác trong cùng hệ thống (như dịch vụ Internet, dịch vụ điện thoại di động, …) để tổ chức các hoạt động trên sàn giao dịch.

Tuy nhiên, với tất cả những ưu thế kể trên, sàn giao dịch www.vnexim- pro.com mới chỉ dừng ở mức một trang thông tin xúc tiến thương mại nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội giao th ương, quảng bá hình ảnh và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường. Trên website còn thiếu các công cụ hỗ trợ giao dịch và chưa có quy ch ế chặt chẽ cho thành viên tham gia. Nguồn thu chính của bộ phận quản lý website là từ hoạt động quảng cáo và một dịch vụ phụ trội không nằm trong khuôn khổ chức năng của sàn: dịch vụ nhắn tin khuyến mãi. Tuy nhiên, đây là một trong số ít sàn giao dịch hiện đang đạt mức hoà vốn, và đ iều này cũng nh ờ vào mức đầu tư ban đầu thấp do sàn tận dụng được cơ sở vật chất và nguồn nhân lực sẵn có của VASC.

1.2.3. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là lực lượng kinh doanh đầy năng động, đang nổ i lên để khằng định vị trí của mình trong lĩnh vực dịch vụ TMĐT, đặc biệt vớ i hình thức TMĐT C2C. Riêng trong năm 2004 đ ã có hai sàn giao dịch B2B, hai sàn đấu giá và một loạt website C2C ra đời do các công ty tư nhân xây dựng. Đó là

www.worldtradeb2b.com, www.vnmarketplace.net, www.heya.com.vn,

www.saigonbids.com, www.chodientu.com, v.v... Các sàn này đánh dấu một giai đoạn phát triển mới v ề chất của loại hình kinh doanh dịch vụ TMĐT, với sự tham gia củ a những doanh nghiệp thuần tuý TMĐT (nghĩa là không có hoạt động kinh doanh nào khác ngoài quản lý vận hành sàn giao dịch). Các doanh nghiệp tư nhân này rất năng động trong việc tìm hướng đi mới, khai thác những phương thức kinh doanh trước nay chưa có ở Việt Nam, đầu tư quy mô và bài bản cho việc xây dự ng sàn, đồng th ời xác định rõ mụ c tiêu và chiến lược phát triển cho từng giai đoạn để đem lại hiệu quả hoạt động tối ưu nhất.

Trong số các đơn vị cung cấp dịch vụ sàn TMĐT hiện nay, doanh nghiệp tư nhân cũng là nhóm đối tượng tích cực tham gia ho ạt động quảng bá, tuyên truyền và đào tạo về TMĐT. Điển hình như các công ty VNet, GOL, và V.E.C đã chủ

động soạn giáo trình, tài liệu về TMĐT để phổ biến trên website, hoặc tổ chức các khoá tập huấn về TMĐT cho đối tượng là sinh viên, doanh nghiệp, và những người có quan tâm.

Hộp 4.5

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT tham gia tuyên truyền đào tạo TMĐT

Chương trình khởi nghiệp của công ty G.O.L

Giám đốc công ty G.O.L cho biết đang lập đề án và vận động một số trường đại học liên kết triển khai chương trình khởi nghiệp cho sinh viên trong lĩnh vực ứng dụng TMĐT.

Một số trường đại h ọc trong Tp. Hồ Chí Minh như ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa, ĐH KH Tự nhiên, Saigon Tech đã nhận lời tham gia chương trình này.

Theo chương trình đề xuất, G.O.L s ẽ phối h ợp với giáo viên các trường, lập hội đồng thẩm định và xét duyệt những d ự án ứng dụng TMĐT do sinh viên gửi tham gia, ch ọn ra các dự án khả thi và cung cấp cho mỗi sinh viên được chọn một gian hàng ảo trên sàn giao dịch điện tử của công ty để th ực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Mỗ i gian hàng bao gồm 10 trang web với dung lượng chứa khoảng 100 sản ph ẩm, có mức phí 1 triệu đồng/n ăm. Những sinh viên này sẽ được G.O.L đào tạo miễn phí các kỹ năng về quản trị mạng và quy trình kinh doanh trực tuyến, đồng thời hỗ trợ trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh trên gian hàng.

Đây là một ý tưởng rất sáng tạo về đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, vừa phát huy được khả năng sáng tạo tiềm tàng của lực lượng lao động trẻ, vừa nâng cao kỹ năng và trình độ thực tiễn về ứng dụng TMĐT, đồng thời tạo ra sức lan toả trong nhận thức của cả cộng đồng về những triển vọng mà TMĐT đem lại.

Hiện nay, nhóm doanh nghiệp tư nhân đang nắm giữ 30% số sàn TMĐT B2B và B2C của Việt Nam, đồng thời độ c chiếm toàn bộ mảng TMĐT C2C, bao gồm rất nhiều website rao vặt và một số ít sàn đấu giá trự c tuyến mớ i thành lập. Sự thành bại của những sàn giao d ịch này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến diện mạo phát triển chung của nền TMĐT Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Bao cao TMDT 2004-v3b (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w