Báo cáo “Thương mại điện tử và Phát triển” năm 2003 của UNCTAD

Một phần của tài liệu Bao cao TMDT 2004-v3b (Trang 103 - 106)

- Chương II của Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ về Sở hữu trí tuệ (năm 2000)

16 Báo cáo “Thương mại điện tử và Phát triển” năm 2003 của UNCTAD

Chợ công nghệ Techmart www.techmart.hochiminhcity.gov.vn

Qua 3 năm hoạt động, chợ công nghệ- thiết bị của Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh hiện vẫn dừng ở mức mộ t cổng thông tin về cơ hội giao thương, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ quảng bá hình ảnh và tìm đối tác tiềm năng. Cho đến nay trên sàn có khoảng 1135 đơ n vị đăng ký thành viên nh ưng chỉ mới hơn 450 đơn vị có sản phẩm đưa lên chào bán trên sàn. Số chào mua còn ít hơn nữ a: trong cả năm 2004 tổng cộng chỉ có khoảng 70 thông tin cần mua được đăng trên sàn.

Quản trị Chợ công nghệ Techmart cho biết lượng giao d ịch trong năm 2004 (theo nghĩa ng ười mua và người bán thông qua sàn liên hệ kết nối đượ c với nhau) ướ c lượng đạt g ần 1000. Nhưng bao nhiêu trong số 1000 giao dịch này thành công và dẫn đến giao kết hợp đồng thực sự thì hiện sàn không có cơ chế kiểm soát.

Ban giám đốc Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ, đơn v ị chủ trì Techmart, nhận định sàn giao dịch này là một hướng đ i đúng, phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phát triển thị trường CNTT của ngành. Xét th ực trạng thị trường thiết bị công nghệ Việt Nam hiện còn phân tán và ch ưa mang tính hàng hóa cao (thiết bị được sản xuất đơn lẻ, không có thương hiệu, không theo quy chuẩn chất lượng, cơ chế định giá và các chỉ số giám định chưa rõ ràng), thì thông tin đang là vấn đề cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh củ a toàn ngành. Những đầu mối quy tụ các nhà sản xuất và kinh doanh thiết bị công nghệ như thế này sẽ tạo nên môi trường chia sẻ thông tin tích cực để doanh nghiệp kết nối với nhau, trao đổi cập nhật thông tin và tiến tới thực hiện giao dịch thực sự.

Từ nhận định trên về vai trò của sàn giao dịch đối với việc tạo lập th ị trường công nghệ Việt Nam, Trung tâm thông tin Khoa h ọc công nghệ đang triển khai đề án nâng cấp sàn giao dịch, nhằm bổ sung thêm một số tính năng hỗ trợ TM ĐT và tư vấn chuyên môn cho thành viên tham gia sàn. Dự kiến đến năm 2005 sẽ đưa vào triển khai giai đoạn 1 của đề án này.

1.5. Hiệu quả kinh tế của dịch vụ sàn giao dịch điện tử

70% các đơn vị quản lý sàn giao dịch cho biết v ẫn chưa thu phí thành viên tham gia sàn, nguồn thu nếu có từ các sàn TMĐT này hiện chủ yếu là hoạt động quảng cáo trự c tuyến, xúc tiến thương mại và d ịch vụ ngoại tuyến cung cấp cho một số đối tác trọ ng đ iểm. Với một số ít sàn giao d ịch đang áp dụng chế độ thu phí, nhìn chung có ba loại phí mà đơn vị quản lý sàn có thể đưa ra:

- Phí gia nhập: mỗi doanh nghiệp khi đăng ký thành viên trên sàn sẽ nộp một khoản phí cố định (như Vnet thu 1.000.000 đồng/doanh nghiệp đăng ký)

- Phí duy trì: các thành viên sẽ nộp một khoản phí hàng năm để duy trì gian hàng hoặc hưởng các dịch vụ gia tăng do ban quản trị sàn cung cấp. Mức phí này có thể rất khác nhau giữa các sàn tùy theo phạm vi và loại hình dịch vụ gắn với quy chế thành viên. VD: VNet hiện thu 50.000 đồng/năm cho mọi thành viên tham gia sàn, còn V.E.C có ba mức phí khác nhau tương ứng với thiết kế và dung lượng gian hàng, mức tối thiểu là 900.000 đồng/năm cho một gian hàng có 9 sản phẩm trưng bày.

- Phí hoa hồng: thu theo % giá trị của một giao dịch tiến hành trên sàn. Hiện chỉ có www.vnet.com.vn có quy chế thu loại phí này. Tuy nhiên trên thực tế các sàn TMĐT của Việt Nam hiện nay đều chưa thiết lập được cơ chế giám sát giao dịch trên sàn, do đó chưa doanh nghiệp nào, kể cả VNet, tính tới việc tạo nguồn thu từ phí hoa hồng dịch vụ.

90% doanh nghiệp đượ c hỏi ước lượng doanh thu từ sàn giao dịch chỉ chiếm dưới 10% tổ ng doanh số của công ty, phần lớn trong số này cho biết mảng hoạt động TMĐT của công ty hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu tư và chỉ có thể thu hồi vốn sau ít nhất là 2 năm nữa.

Một phần của tài liệu Bao cao TMDT 2004-v3b (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w