Các công ty thiết lập website TMĐT

Một phần của tài liệu Bao cao TMDT 2004-v3b (Trang 61 - 65)

- Chương II của Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ về Sở hữu trí tuệ (năm 2000)

11 Báo cáo hiện trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam và các vấn đề có liên quan đến Luật Giao dịch điện tử Tiến sỹ Mai Anh, thành viên Ban soạn thảo Dự án Luật Giao dịch điện tử của Ủy ban thường vụ Quốc

1.2. Các công ty thiết lập website TMĐT

Tình hình chung:

Trong số 230 doanh nghiệp có website được kh ảo sát, chọn theo phươ ng thức lấy ngẫu, những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra hàng hóa chiếm tỷ lệ không nhiều (ước tính khoảng 20%), còn lại chủ yếu là các công ty thương mại và dịch vụ . Phân bổ ngành nghề của những doanh nghiệp sản xuất cũng khá tập trung, với hai phần ba số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may và thủ công mỹ nghệ, một phần ba trong lĩnh vực nông lâm thủy sản hoặc cơ khí điện máy. Con số này phản ánh một hiện tượng thực tế là các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, không kể quy mô, đang trở thành lực lượng năng động nhất triển khai ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 3.4

Tỷ lệ website phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ

Nhóm sản phẩm/dịch vụ Tỷ lệ website *

Hàng hoá tổng hợp 5,65%

Điện tử viễn thông 15,65%

Tiêu dùng 11,74% Thủ công mỹ nghệ 12,61% Dệt may giày dép 16,09% Sách, đĩa nhạc 3,91% Dịch vụ du lịch 10,00% Dịch vụ tài chính 6,96% Luật, tư vấn 9,57% Khác 38,26%

*Trên một website có thể kết hợp giới thiệu vài nhóm sản phẩm dịch vụ, do đó con số cộng gộp sẽ lớn hơn 100%

Có một điểm đáng lưu ý là trong số những website này, riêng các website thành lập từ năm 2003 trở lại đây đã chiếm đến 35,68%. Sự nở rộ về số lượng website trong một thời gian ngắn cho thấy nhận thức và ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp đã có những bước tiến dài trong hai n ăm g ần đây, đồng thời là kết quả của việc cải thiện chất lượng dịch vụ Internet và phát triển các dịch vụ hỗ trợ TMĐT tại Việt Nam kể từ khi ADSL ra đời.

Hình 3.6

Tỷ lệ website phân theo năm thành lập

2003 trở lại đây;35,68% 35,68%

Trước 2003; 64,32%

Nhìn vào cơ cấu website phân theo tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế của các doanh nghiệp được kh ảo sát, có thể nhận thấy tỷ lệ trang web tên miền Việt Nam đang có xu hướng giảm đi. Trong số các website thành lập từ năm 2003 đến nay, chỉ có 32,76% đăng ký tên miền .vn, giảm hơn 1/4 so với tỷ lệ 45,9% của những websie thành lập trướ c năm 2003. Các doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết mặc dù website tên miền .vn có độ an toàn cao hơn (không phải chịu kh ả n ăng tên miền bị hacker chiếm dụng), nhưng thủ tục đăng ký rất phức tạp, bất tiện và tốn thời gian. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp lo ngại tên miền Việt Nam sẽ d ễ bị phát hiện và kiểm soát trong trường hợ p B ộ Văn hóa Thông tin muốn xiết chặt quy định về quản lý cấp phép website. Do đó, xu thế phổ biến hiện nay là doanh nghiệp sẽ chọn mua tên miền quố c tế và các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế web cũng thường tư vấn cho khách hàng của mình đăng ký một tên miền .com hoặc .net.

Hình 3.7

Tỷ lệ trang web tên miền Việt Nam và quốc tế trong từng thời kỳ 120,00% 100,00% 80,00% 60,00% 40,00% 20,00% 0,00% 67,24% 54,10% 45,90% 32,76%

2003 trở lại đây Trước 2003

Tỷ lệ tên miền .vn Tỷ lệ tên miền QT

Tính năng TMĐT của trang web

Tính năng TMĐ T củ a các website doanh nghiệp ở Việt Nam hiện vẫn còn ở mức tươ ng đối sơ khai. Kết quả đ iều tra 230 công ty đã xây d ựng website cho thấy, đa phần những website này mới chỉ dừng ở mức giới thiệu công ty và sản phẩm dịch vụ (92,17%). Khoảng trên 40% website đã tiến thêm một bước là có cung cấp thông tin về giá cả sản phẩm và cho phép liên hệ đặt hàng. Tuy nhiên, số website cho phép thanh toán trực tuyến (bằng thẻ tín dụng hoặc chuy ển khoản) chỉ chiếm hơn 10%, phần lớn trong số này là các siêu thị trực tuyến và website dịch vụ (du lịch, ngân hàng, dịch vụ tin học và viễn thông)

Bảng 3.5

Tính năng thương mại điện tử của các website doanh nghiệp Việt Nam

Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT

Sản phẩm Giá cả Đặt hàng Thanh toán trực tuyến Dvụ khách hàng

92,17% 47,83% 40,43% 10,47% 47,83%

Lựa chọn mô hình kinh doanh TMĐT

73,91% doanh nghiệp được hỏi cho biết đối tượng họ hướng tớ i khi thiết lập website là các công ty và tổ chức, còn những doanh nghiệp chú trọ ng tới đố i tượng website là đại chúng chiếm một tỷ lệ thấp hơn: 56,09%. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới là TMĐT B2B chiếm ưu thế vượt trội so với B2C trong lựa chọn chiến lược kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp.

Đa số doanh nghiệp khi xây dựng website đã có ý thức qu ảng bá trang web của mình b ằng nhiều hình th ức. 52,61% đơn vị được hỏi cho biết có đăng ký website với mộ t công cụ tìm kiếm trực tuyến, như Yahoo, Google hay danh bạ website do một tổ chức trong nước đứng ra tập hợp. Trên 50% doanh nghiệp có quảng cáo website qua các phương tiện thông tin đại chúng và trao đổi link với những trang web khác, tuy nhiên vẫn còn khoảng gần 20% doanh nghiệp chưa áp dụng biện pháp nào để quảng bá website.

Bảng 3.6

Các hình thức quảng bá website của doanh nghiệp

Phương tiện đại chúng Liên kết website Quà tặng Không quảng cáo

50,43% 53,04% 21,34% 16,52%

Hiệu quả đầu tư TMĐT

Kết quả khảo sát nhóm doanh nghiệp có website, là những doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai ứng dụng TMĐT ở các mức độ khác nhau, cho thấy tỷ trọng đầu tư CNTT có sự phân tán khá lớn, với 38,1% đơn vị được hỏi cho biết hàng năm dành dưới 5% tổng chi phí hoạt động cho ứng dụng CNTT, 39,29% chi từ 5 đến15%, và 22,62% chi trên 15% cho lĩnh vực này.

Do ứng dụng CNTT đòi hỏi một số hạ tầng kỹ thu ật nhất định với chi phí tối thiểu đượ c cố định không kể quy mô doanh nghiệp, đầu tư CNTT sẽ chiếm mộ t tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xét tương quan vốn của loại hình doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp lớn. Kết quả điều tra cũng phần nào phản ánh được thực trạng này. Khoảng 30% doanh nghiệp ở quy mô 50 nhân viên trở xuống cho biết hàng n ăm chi trên 15% v ề những khoản mụ c liên quan đến CNTT, so với tỷ lệ 16% các doanh nghiệp lớn (từ 100 nhân viên trở lên) đầu tư ở mức độ này.

Bảng 3.7

Tỉ trọng chi CNTT trong tổng chi phí hoạt động thường niên

Tỷ trọng chi Quy mô doanh nghiệp

Từ 30 nv Tính

CNTT

trở xuống 30-50 nv 50-100 nv 100-300 nv Trên 300 nv chung Dưới 5% 30,36% 33,33% 50,00% 37,50% 45,24% 38,10% Từ 5% - 15% 42,86% 33,33% 25,00% 46,88% 38,10% 39,29% Trên 15% 26,79% 33,33% 25,00% 15,63% 16,67% 22,62% Mặc dù tỷ trọng đầu tư cho CNTT và TMĐT như vậy là tương đối cao, nhưng hiệu quả thự c tế do đầu tư này mang lại vẫn được doanh nghiệp đánh giá khá dè dặt. 58,87% các doanh nghiệp cho rằng ứng dụng TMĐT đóng góp dưới 5% vào tổng doanh thu của đơn vị, và chỉ có 13,71% đánh giá ph ần đóng góp này đạt trên 15%. Các doanh nghiệp v ừa và nhỏ , với quy mô vốn hạn chế, phải chịu sức ép chi phí lớn hơn khi triển khai ứng dụng CNTT nhưng lại thu được hiệu quả thấp hơn từ những ứng dụng này. Nhóm doanh nghiệp nhỏ (có 30 nhân viên trở xuống) tỏ qua bi quan h ơn cả: có đến 63,83% đơn vị đượ c hỏi cho biết ứng dụng CNTT - TMĐT chỉ đóng góp dưới 5% vào việc tạo doanh thu, so với trên 50% các doanh nghiệp lớn có cùng nhận định này.

Bảng 3.8

Ước tính mức đóng góp vào tổng doanh thu của ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp

% doanh thu do ứng % doanh thu từ ứng dụng TMĐT

30 nv trở Tính

dụng TMĐT đem lại

xuống 30-50 nv 50-100 nv 100-300 nv Trên 300 nv chung Dưới 5% 63,83% 53,85% 58,82% 52,38% 57,69% 58,87% Từ 5%-15% 21,28% 15,38% 29,41% 42,86% 30,77% 27,42% Trên 15% 14,89% 30,77% 11,76% 4,76% 11,54% 13,71%

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ đ ang là đối tượng cần được hỗ trợ để triển khai ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả nhất. Nhà nước cần có chính sách hợp lý, tạo điều kiên cho các doanh nghiệp này v ừa tiếp thu được những kỹ thuật tiên tiến của thế giới, vừa không chịu sức ép quá lớn về chi phí đồng thời thu được hiệu quả kinh tế thật sự đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thời gian hoàn vốn cũng là một yếu tố các doanh nghiệp ph ải cân nhắc khi triển khai đầu tư ứng d ụng TMĐT trong đơn vị. Kết quả điều tra cho thấy nhận định củ a doanh nghiệp về mức độ thu hối vốn của đầu tư TMĐ T là khả quan: 43,58% ước đoán thời gian hoàn vốn từ 1 đến 2 năm, và chỉ có 16,76% doanh nghiệp được hỏi dự tính phải mất trên 5 năm để đầu tư TMĐT bắt đầu đem lại hiệu quả kinh tế thực sự.

Hình 3.8

Ước tính thời gian hoàn vốn cho đầu tư TMĐT của doanh nghiệp Ước tính thời gian hoàn vốn cho đầu tư TMĐT của doanh nghiệp

50,00%đ đ ịn h 45,00% 40,00% ận 35,00% n h 30,00% n g h iệ p 25,00% 20,00% d o an h 15,00% 10,00% T lệ 5,00% 0,00%

Từ 1-2 năm Từ 2-5 năm Trên 5 năm

Một phần của tài liệu Bao cao TMDT 2004-v3b (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w