Kiến nghị các định hướng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng - Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 99 - 103)

Ở nước ta, để thực hiện chủ trương đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, phải phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên kinh tế thị trường ở Việt Nam còn ở dạng sơ khai, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN lại chưa có tiền lệ trong lịch sử; sự níu kéo, kìm hãm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn dai dẳng, trong khi đó tiến trình hội nhập quốc tế đã có cam kết và ấn định thời gian nhất định. Tóm lại, những thách thức và vận hội mới đang đặt ra cho dân tộc ta nhiều nhiệm vụ hết sức nặng nề, mà trước hết là nhiệm vụ phát triển kinh tế. Việc tranh thủ vận hội và vượt qua khó khăn, thử thách, tiến tới xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tùy thuộc chủ yếu vào nhân tố chủ quan, mà trực tiếp là tổng thể cơ chế và chính sách do nhà nước hoạch định điều hành.

Trong bối cảnh này đã đặt ra nhiệm vụ là phải ổn định và phát triển mạnh mẽ hoạt động đấu thầu xây dựng trên cơ sở tăng cường cơ sở pháp lý, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với hoạt động này. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ hàng loạt các vấn đề quan trọng, mà một trong các vấn đề có tính cấp bách đó là nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng pháp luật trong đấu thầu xây dựng, trên cơ sở đó xác định các giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp luật về hoạt động này.

Hiện nay do còn nhiều quan điểm không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đấu thầu xây dựng như: Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật nhà ở,...nên khi vận hành đã gây ra sự lãng phí lớn về thời gian và tiền bạc. Để khắc phục những nhược điểm, vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và đấu thầu xây dựng, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, việc sửa đổi, bổ sung một số điều luật liên quan được dựa trên hai tiêu chí cơ bản là “đảm bảo tính thống nhất của các văn bản pháp luật pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản và đơn giản hóa thủ tục

94

hành chính, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh”.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Phó chủ tịch hiệp hội nhà thầu Việt Nam - nhận xét về sự chồng chéo của các văn bản quy phạm pháp luật đã cho rằng: cần chuyên môn hóa cơ quan lập pháp. Các cơ quan chuyên môn của Quốc hội cần có người có trình độ chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên ngành. Đây là những cơ quan tổ chức, thực hiện chính trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Các cơ quan hành pháp chỉ nên là những đơn vị có trách nhiệm đóng góp, xây dựng dự thảo. Có như vậy, các luật hiện hành mới hạn chế được sự chồng chéo và áp đặt của cơ quan hành pháp tới đối tượng tác động và như vậy mới nâng cao tính thống nhất của luật.

Theo ông Phan Vũ Anh - Giám đốc ban đối ngoại, pháp chế tổng công ty Vinaconex - nhận xét, việc đơn giản hóa các thủ tục, thống nhất các thủ tục nếu có thể được sẽ giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dự thảo luật đang xây dựng cũng nên bỏ quy định “phê duyệt kế hoạch đấu thầu” để giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo điều kiện tối đa cho chủ đầu tư rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư dự án.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp đang là một chủ trương được chính phủ đẩy mạnh. Ông Nguyễn Xuân Đào - Phó vụ trưởng Vụ quản lý đấu thầu (Bộ kế hoạch và đầu tư) giải thích: Chính phủ đã đưa ra giải pháp cấp bách cho phép chỉ định thầu các dự án tới 5 tỷ đồng với mục tiêu chính là đẩy nhanh tiến độ các dự án. Tất nhiên, vì là giải pháp cấp bách phục vụ kích cầu chủ đầu tư và tiêu dùng nên trước mắt được thực hiện trong năm 2009. Mặc dù một số chuyên gia WB cho rằng, quy định về chỉ định thầu các dự án tới 1 tỷ đã là cao nhưng Chính phủ đã rất mạnh dạn phân cấp chỉ định thầu tới dự án 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc phân cấp cũng đi kèm với phân trách nhiệm người ký quyết định thầu. Nếu dự án nào thấy nhiều nhà thầu quan tâm và có hiệu quả cao hơn thì có thể linh hoạt chuyển sang đấu thầu.

95

Sáng ngày 7-8/4/2009, Bộ kế hoạch đầu tư, phòng thương mại công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo về dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng như Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đất đai…Theo dự thảo Luật đấu thầu, chủ đầu tư có thêm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầun, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cũng như quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu. Tuy nhiên, điều này đang có nhiều ý kiến trái chiều. Ông Nguyễn Xuân Đào, Phó vụ trưởng vụ quản lý đấu thầu cho rằng, chủ đầu tư đóng vai trò quan trọng trong dự án thì họ cũng phải được giao quyền hạn nhất định. Những năm trước đây, cơ quan chức năng tiến hành tiền kiểm là chủ yếu và đã tạo ra những hiệu quả không nhỏ. Song thực tế cho thấy, quá trình tiền kiểm có thể kiểm soát trước nhiều tiêu cực nhưng lại chịu vướng mắc nhiều thủ tục rườm rà làm chậm quá trình giải ngân và dự án bị trì trệ. Ông cũng cho hay, “khi phân cấp mạnh hơn không có nghĩa là buông trôi thả nổi quyền cho chủ đầu tư mà thực tế vẫn có quá trình hậu kiểm của cơ quan giám sát” (trao đổi với vnexpress.net). Với các đại biểu quốc hội thì cho rằng, có những chủ đầu tư là hiệu trưởng trường cấp 3, giám đốc sở y tế… chưa thực sự có kiến thức chuyên môn sâu về xây dựng cơ bản. Ông Phùng Minh, Phó giám đốc sở kế hoạch đầu tư, tỉnh Bắc Giang đề nghị, khi chủ đầu tư có kiến thức chuyên môn không vững thì không nên phân cấp quá mạnh cho họ để tránh thất thoát. Bởi khi trao nhiều quyền cho chủ đầu tư, dự án càng lớn, quy mô càng to thì vai trò của chủ đầu tư càng nhiều. Điều này dễ dẫn đến tình trạng các chủ đầu tư chạy theo lợi nhuận làm thất thoát nguồn vốn của nhà nước. Ông Nguyễn Lâm Thao, Phòng tài chính thương mại thuộc sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hải dương cho rằng, cần kiểm tra năng lực chủ đầu tư rồi mới phân quyền cho họ để tránh tình trạng chạy theo lợi nhuận. Đứng về khía cạnh các doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Phó chủ tịch hiệp hội nhà thầu Việt Nam cho hay, hiện quyền lợi của chủ đầu tư và nhà thầu không tương xứng. Trong khi chủ đầu tư được hưởng nhiều quyền lợi thì nhà thầu chịu nhiều sự ràng buộc như chịu lãi suất, cam kết…ông đã đưa ra một ví dụ minh họa về xây dựng một công trình trọng điểm quốc gia, nhà thầu phải “vắt chân lên cổ” để hoàn thành kịp chào mừng Apec nhưng đến nay vẫn chưa được

96

thanh toán xong. Trong khi chủ đầu tư đã “yên vị” không còn trách nhiệm thì nhà thầu lao đao, “nhiều nhà thầu muốn làm việc với công ty nước ngoài vì có thể yên tâm tiền tươi, thóc thật”. Theo ông, cần phải hạn chế bớt quyền của chủ đầu tư để phân đều cho các nhà thầu [44]. Như vậy, với quan điểm này ta thấy ngay được những thiệt hại khi nó được thực hiện.

Từ thực trạng, nguyên nhân của các hạn chế và yếu kém trong hoạt động đấu thầu xây dựng cơ bản đã nêu ở trên ta có thể rút ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật như sau:

●Áp dụng cơ chế, giải pháp mạnh trong hoạt động đấu thầu nhằm làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong từng khâu như chủ đầu tư, chủ dự án, tư vấn, thiết kế, nhà thầu.

● Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính pháp lý. Rà soát lại toàn bộ quy hoạch bao gồm quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó loại bỏ những quy hoạch mang tính khả thi thấp.

● Duy trì thường xuyên, đủ về diện, sâu về nghiệp vụ và nâng cao chất lượng các hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát; tập trung làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh và triệt để những khâu yếu kém và có nhiều dư luận xã hội trong quá trình đấu thầu.

● Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế, chính sách, làm sao sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.

● Tập trung cải cách hành chính trong hoạt động đấu thầu, chọn khâu làm trước, khâu làm sau, phân công phân cấp rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm, phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước giữa các cán bộ ngành, giữa trung ương và địa phương.

Đánh giá đúng thực chất hoạt động này đòi hỏi phải kết hợp nhiều biện pháp, bằng nhiều hình thức. Vì vậy cần tiếp tục triển khai giám sát sâu hơn gắn với kế hoạch chung thanh tra, kiểm tra, để khắc phục mọi sai phạm, thiếu sót trong thời gian tới đưa đất nước tiến lên, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

97

Như đã phân tích ở trên, những hạn chế trên thực tế về đấu thầu trong lĩnh vực XDCB diễn ra là do có những lỗ hổng của pháp luật cũng như công tác quản lý hoạt động đấu thầu của các cơ quan nhà nước. Do đó cần thiết phải có những sửa đổi sao cho phù hợp với hiện tại cũng như góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng - Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)