Những ưu và khuyết trong việc thi hành pháp luật đấu thầu xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng - Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 79 - 99)

Trong những năm vừa qua công tác đấu thầu đã từng bước đi vào nề nếp. Nhờ có đấu thầu, các chủ đầu tư đã lựa chọn được những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của mình đồng thời về phía nhà thầu, qua đấu thầu cũng tích lũy được những kinh nghiệm trong cạnh tranh, tiếp thu được kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong việc xây dựng dự án lớn, có điều kiện để khẳng định mình, có cơ hội cạnh tranh trong thị trường trong nước và quốc tế. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đấu thầu cũng hoạt động ngày càng có hiệu quả do có sự phân cấp rõ ràng theo hướng tăng cường trách nhiệm cho cấp dưới.

Tuy nhiên trong thời gian qua công tác đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đã bộc lộ một số mặt tiêu cực. Các mặt tiêu cực này thể hiện ở một số giai đoạn của quy trình đấu thầu và ở phía các chủ thể tham gia vào quá trình này và tồn tại dưới những hình thức vô cùng đa dạng.

Thời gian vừa qua, rất nhiều dự án đầu tư xây dựng không bảo đảm tiến độ, ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và làm giảm hiệu quả đầu tư công trình. Nguyên nhân chủ yếu là do trong hoạt động đấu thầu xây dựng đang gặp nhiều vướng mắc, với rất nhiều hạn chế, nhất là về thủ tục với các quy định pháp lý, kìm hãm tiến độ giải ngân cũng như triển khai dự án mới, cản trở việc thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư.

Tính đến Luật số 61/2005/QH11, tuy đã có những thay đổi về mặt thời gian, như thay đổi thời gian đóng, mở thầu có độ chênh lệch 48 giờ như Nghị định 88/CP đã được thay bằng mở thầu công khai ngay sau thời điểm đóng thầu, nhưng một số điểm vẫn chưa rõ ràng có thể gây ra tình trạng hiểu lầm. Chẳng hạn, do hiểu thiếu cặn kẽ về quy chế đấu thầu đã dẫn đến người có trách nhiệm thuộc chủ

74

đầu tư đã quyết định sai phương thức đấu thầu và do đó hậu quả là phải hủy cuộc đấu thầu, gây tổn thất cho nhà thầu thì chưa có quy định nào ràng buộc trách nhiệm. Ví dụ khác nữa là việc chưa có quy định pháp lý nào ràng buộc đối với các cá nhân vì lý do nào đó mà làm tiết lộ các thông tin của hồ sơ mời thầu gây ra tổn hại cho các nhà thầu.

Rồi sự thay đổi quá nhanh của các nghị định, thông tư hướng dẫn về đấu thầu của nước ta cũng gián tiếp làm chất lượng các cuộc đấu thầu không đạt như mong muốn. Việc chấm thầu vẫn dựa theo những quy định cũ, trong khi quy định mới đã ra đời, có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Chủ đầu tư vẫn không phát hiện ra và vẫn phê chuẩn kết quả đấu thầu được đề nghị theo phương thức cũ.

Một hạn chế khá nổi bật trong công tác đấu thầu đó là nhận thức của những người làm công tác đấu thầu còn chưa đầy đủ. Như khi xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu do nhận thức không đầy đủ mà hủy hồ sơ hợp lệ hoặc chấp nhận hồ sơ không hợp lệ, dẫn tới sự không công bằng giữa các nhà thầu, gây hiểu lầm cho các nhà thầu rằng có sự thông đồng, móc ngoặc giữa nhà thầu và bên mời thầu. Hay khi xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, họ không được chỉ dẫn cụ thể, thiếu đào tạo cơ bản đã dẫn tới lạm dụng điều kiện gạt bỏ nhà thầu không mong muốn và tạo cơ hội thắng thầu cho các nhà thầu có chủ định. Quy định các điều kiện tiên quyết áp dụng một cách tùy tiện, coi điều kiện không cơ bản trở thành điều kiện tiên quyết hoặc coi điều kiện cơ bản trở thành điều kiện không tiên quyết tạo điều kiện cho các nhà thầu không đủ tiêu chuẩn lọt vào danh sách ngắn hoặc trở thành người thắng thầu.

Một đặc trưng của công trình xây dựng là sản phẩm mang tính đặc thù và được hình thành trước. Do đó, một sự thay đổi nào đó trong quá trình thi công xây dựng đều có thể làm thay đổi tính năng và mục tiêu đã định. Thực tế ngành xây dựng tồn tại một vấn đề, đó là ý tưởng của nhà thiết kế đôi khi mâu thuẫn với lợi ích của nhà thầu bởi mục tiêu của nhà thiết kế là tính độc đáo của tác phẩm và sự tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, còn mục tiêu của nhà thầu là hiệu quả và lợi nhuận. Chính vì vậy, để việc chuyển tải ý tưởng thiết kế thành công trình đạt hiệu quả cao

75

nhất cần có tiếng nói chung giữa các nhà thiết kế và nhà thầu thi công công trình xây dựng mà chủ đầu tư là nhân tố giữ vai trò quyết định.

Khắc phục được những hạn chế trong hoạt động đấu thầu xây dựng, ngoài việc khai thông các vướng mắc trong lĩnh vực này, còn có rất nhiều ý nghĩa khác nữa, như: góp phần thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư, tạo thêm nhiều việc làm, tiêu thụ nhiều vật tư, vật liệu trong nước (xi măng, sắt, thép, đá, cát, sỏi), tận dụng được nhiều thời cơ về giá vật liệu, vật tư khi đang ở mức thấp; đẩy nhanh việc hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng, khắc phục một “nút cổ trai” kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Công tác đấu thầu đã góp phần quan trọng trong những thành tựu phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian qua. Mục đích của đấu thầu là tạo điều kiện cho cạnh tranh diễn ra. Nhưng thực tế khi tham gia, các chủ thể lại có những hành vi làm cho cạnh tranh không thể diễn ra hoặc nếu có thì tính cạnh tranh đã bị giảm đi. Với mục tiêu: cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, với nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và đất nước, cần phải có các quy định pháp luật cụ thể. Chính vì vậy trong thời gian qua có rất nhiều văn bản pháp luật về đấu thầu đặc biệt trong hoạt động đấu thầu xây dựng. Hệ thống các văn bản là tương đối đầy đủ về cấp độ hiệu lực và nhìn chung, phản ánh rõ nét phạm vi điều tiết của hoạt động này. Nó đã cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với hoạt động đấu thầu xây dựng. Được thực hiện trên thực tế trong những năm qua và đã thu lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là, những qui định này có lẽ chưa thực sự đáp ứng được những nhiệm vụ đã đề ra của đấu thầu xây dựng, có chăng chỉ giảm bớt phần nào một số hạn chế và các qui định cũng chưa thực sự rõ nét. Như vậy, chúng ta cần phải có một hệ thống các qui định đầy đủ, chi tiết và kín kẽ để có tác dụng phòng chống ngay từ bước đi đầu tiên trên cơ sở pháp luật. Đây là một yêu cầu cấp thiết, đồng thời cũng là nhiệm vụ đề ra cho các cơ quan có thẩm quyền. Chỉ khi chúng ta có một hệ thống quy phạm pháp luật về đấu thầu xây dựng thật sự mạnh thì công tác thực thi mới có thể đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần phải có một qui chế xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, cơ chế qui trách

76

nhiệm cá nhân, tập thể mạnh, và có đủ tính răn đe.

Thực tế đã cho thấy, hoạt động đấu thầu nói chung - đấu thầu xây dựng nói riêng đã dần đi theo khuôn khổ pháp luật. Hầu hết các dự án xây dựng lớn chủ đầu tư đã lựa chọn phương thức đấu thầu và đã đạt được những thành công, hiệu quả rõ rệt. Dưới đây là một số vụ việc điển hình liên quan đến đấu thầu xây dựng đã và đang diễn ra trong thời gian qua ở nước ta.

Dự án xi măng Cẩm Phả là dự án đầu tư xi măng lò quay có công suất lớn đầu tiên ở Việt Nam được chủ đầu tư thực hiện theo phương thức đấu thầu quốc tế rộng rãi với 2 gói thầu chính với 9 lô thầu đã lựa chọn được và ký hợp đồng trực tiếp với các nhà chế tạo thiết bị chính sản xuất xi măng nổi tiếng trên thế giới, tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm chi phí thương mại trung gian, rút ngắn được tiến độ thực hiện dự án.

Nhiều dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu như: dự án Xây dựng đường 5 kéo dài tại văn bản số 3384/QĐ-UBND ngày 01/8/2006, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt kết quả đấu thầu Gói thầu số 8 (Xây dựng đoạn tuyến từ Km5+600 đến Km7+650). Theo đó, nhà thầu trúng thầu là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, giá trúng thầu là 121.911,9 triệu đồng, hình thức hợp đồng theo đơn giá và thời gian thực hiện hợp đồng là 23 tháng.

Dự án xây lắp Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo hình thức lựa chọn nhà thầu rộng rãi (trong nước, không sơ tuyển); phương thức đấu thầu một túi hồ sơ; phương thức hợp đồng theo đơn giá. UBND huyện Thuận An đã quyết định phê duyệt kết quả thầu. Nhà thầu được lựa chọn là công ty cổ phần đầu tư xây dựng 3/2 với giá trúng thầu là 31.515.110.508 (VND).

Gói thầu xây lắp công trình nâng cấp, mở rộng đường Phan Bội Châu thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Với nguồn vốn ngân sách nhà nước; hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, trong nước, không sơ tuyển; phương thức đấu thầu một túi hồ sơ; phương thức hợp đồng theo đơn giá. Ngày 30 tháng 12 năm 2008, UBND TX Thủ Dầu Một đã phê duyệt kết quả đấu thầu. Theo đó, nhà thầu được lựa

77

chọn là công ty đầu tư xây dựng 3/2 với giá trúng thầu là 22.996.868.000 (VND). Ngày 18/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã có công văn chấp thuận phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch sinh thái Cồn Ốc (xã Hưng Phong - huyện Giồng Trôm). Theo đó, tổng mức đầu tư dự án theo kế hoạch được duyệt là 69.583.730.656 đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp phát. Công trình xây dựng của dự án được chia làm 4 gói thầu và lựa chọn nhà thầu bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Gói thầu số 1 dự kiến sẽ bắt đầu đưa ra đấu thầu vào quý II/2009. Các gói thầu số 2, 3 và 4 sẽ lần lượt được triển khai đấu thầu vào các năm 2010, 2011 và 2012. Ngoài ra, 11 hạng mục công việc liên quan dự án cũng sẽ được triển khai từ nay cho đến năm 2013 (kiểm toán công trình), trong đó việc bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ do chủ đầu tư là Uỷ ban nhân dân huyện Giồng Trôm thực hiện.

Một thực tế đã và đang diễn ra trong thời gian qua đó là nhiều dự án lớn trong ngành xây dựng của Việt Nam đều do các nhà thầu nước ngoài trúng thầu và thực hiện. Đó là nhận định đáng quan tâm được đưa ra tại buổi tọa đàm về kích cầu xây dựng do Tổng hội Xây dựng vừa tổ chức. Điều này không chỉ đẩy không ít nhà thầu trong nước rơi vào cảnh lao đao, mà còn dẫn đến thực trạng rất nhiều dự án lớn trong nước đã được triển khai, nhưng hàng hóa, nguyên liệu Việt Nam thì không thể tiêu thụ được.

Điều này có thể được lý giải đó là các nhà thầu nước ngoài nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nước họ, kể cả chính sách thuế, nên giảm mạnh giá bỏ thầu.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều vụ việc liên quan đến hoạt động đấu thầu đã vi phạm pháp luật xảy ra làm tổn hại cho chính chủ đầu tư, sự phát triển nền kinh tế và hình ảnh nước ta như năm 2005, vụ việc trưởng ban quản lý dự án Nhà máy xi măng Hải Phòng (mới) bị tố cáo nhận hối lộ, tuồn tài liệu liên quan đến dự án chuẩn bị đấu thầu ra bên ngoài. Hay dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn có tổng vốn đầu tư lên tới trên 40 tỷ đồng, từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Dự án này có nguy cơ bị chậm tiến độ vì có sự gian dối trong gói thầu số 3 (gói chống mối có giá trị gần 1 tỷ đồng).

78

Đặc biệt, sự kiện PCI (Công ty tư vấn Thái Bình Dương - Nhật Bản - bị cáo buộc hối lộ trong dự án Xây dựng Đại lộ Đông - Tây thành phố Hồ Chí Minh - sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản) hồi cuối năm 2008. Cáo buộc hối lộ đã được đưa ra khi một số cựu lãnh đạo Công ty Tư vấn Thái Bình Dương của Nhật (PCI) khai đã chuyển cho một quan chức cấp cao tại TP Hồ Chí Minh số tiền hối lộ 820.000 USD để thắng thầu dự án phát triển cơ sở hạ tầng có sử dụng vốn ODA của Nhật trong thành phố.

Sự việc này là một tổn thất lớn về danh dự và về kinh tế đối với nước ta. Đúng như ông đại sứ đã nhấn mạnh: “Sẽ rất khó lấy lại sự ủng hộ từ công chúng Nhật Bản thúc đẩy viện trợ thêm cho Việt Nam và chúng tôi không thể hứa những khoản viện trợ mới cho đến khi Ủy ban hỗn hợp giữa hai nước thực hiện các giải pháp chống tham nhũng có hiệu quả”. Điều cần thông cảm với phía Nhật Bản là chắc chắn đây không phải là một quyết định dễ dàng đối với Chính phủ Nhật.

Không biết có bao nhiêu công nhân Việt Nam sẽ vì việc này mà mất việc làm một cách oan uổng và nguồn vốn to lớn đang cần thiết biết bao trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay lại bị mất đi. Và thiệt hại to lớn hơn nữa, không thể đo được bằng tiền bạc là sự mất đi niềm tin của người dân Nhật Bản và người dân Việt Nam. Hay vụ lùm xùm quanh gói thầu hơn 90 tỷ đồng tại Tỉnh Tiền Giang cũng là một ví dụ điển hình trong đấu thầu đầu tư xây dựng cơ bản.

Vi phạm pháp luật về đấu thầu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu. Trong hoạt động đấu thầu xây dựng, các quan hệ pháp luật chủ yếu được phát sinh giữa 4 đối tượng chính đó là người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước - chủ đầu tư - bên mời thầu - nhà thầu. Và các vi phạm chủ yếu cũng được phát sinh trong quan hệ giữa 4 đối tượng này.

Thứ nhất: với đối tượng là người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước.

Vi phạm pháp luật chủ yếu hoạt động đấu thầu đối với đối tượng này chưa được qui định cụ thể trong Luật đấu thầu hiện hành mà nó được qui định trong các luật khác nhau tùy vào tính chất và mức độ của hành vi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy

79

hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu của đối tượng này đó là áp dụng hoạt động đấu thầu vào các dự án không cần thiết phải đưa dự án ra đấu thầu mà hoàn toàn có thể thực hiện theo phương thức khác để trục lợi cá nhân hoặc tình trạng lựa chọn hình thức đấu thầu là chỉ định thầu một cách tùy tiện.

Ví dụ như các dự án nhỏ không cần thiết phải đưa ra đấu thầu, hoàn toàn có thể thực hiện theo phương thức thuê khoán dân sự thông thường để giảm thời gian cũng như chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả tốt. Pháp luật đấu thầu hiện nay chưa có qui định cụ thể về mức chi phí của dự án thực hiện hoạt động đấu thầu.

Tình trạng các các địa phương lựa chọn hình thức đấu thầu là chỉ định dẫn tới nhiều tiêu cực diễn ra ngày càng phổ biến. Điển hình như tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua có 77 công trình thì có 64 công trình chỉ định thầu.Vì không thông

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng - Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 79 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)