Xử lý vi phạm trong đấu thầu xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng - Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 77 - 79)

Điều đặc biệt quan trọng trong xử lý vi phạm là chế tài xử phạt. Tăng cường giám sát rồi thì phải có chế tài xử phạt thật cụ thể và chặt chẽ, từ quy rõ trách nhiệm người đứng đầu, tổ chức đấu thầu đến hình thức xử phạt. Tất cả cần được chi tiết hóa bằng các văn bản hướng dẫn. Chỉ phạt hành chính thôi là chưa đủ, phải xét từ hậu quả. Vi phạm trong đấu thầu có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng từ chất lượng công trình đến thất thoát tài sản nhà nước. Chính vì vậy, cần có nhiều quy định xử phạt hình sự hơn đối với vi phạm pháp luật về đấu thầu.

Luật Đấu thầu năm 2013 quy định rõ, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp đối với cán bộ công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Ngoài việc bị xử lý như trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 6 tháng đến 1 năm; từ 01 năm đến 03 năm; từ 03 năm đến 05 năm và đưa vào danh

72

73 Chương 3

THỰC TIẾN THI HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng - Thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)