Chỉ định thầu là hình thức đấu thầu đã xuất hiện từ lâu như trong Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000; Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của chính phủ (điều 40), điều 101 luật xây dựng 2003 và điều 20 luật đấu thầu.
Tuy nhiên, hiện nay những nghị định này đã không còn bao quát được các tình huống xảy ra trong thực tế, rất nhiều vấn đề về chỉ định thầu phát sinh và chưa được điều chỉnh kịp thời. Do đó, hình thức chỉ định thầu hiện nay đã đươc quy định khá rõ ràng trong Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của chính phủ (điều 54 đến Điều 56) và điều 22- Luật Đấu thầu năm 2013 nhằm nâng cao trách nhiệm cũng như tính minh bạch, công khai thì người có thẩm quyền chỉ định thầu sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng trong quyết định của mình. Các công trình được chỉ định thầu cần được thanh tra, kiểm tra để hạn chế tiêu cực có thể xảy ra như hiện tượng xé nhỏ gói thầu trong khi có nhà thầu đủ năng lực để thực hiện.
Gói thầu có giá trong hạn mức được chỉ định thầu theo quy định tại khoản 4, Điều 54, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu năm 2014 là dưới 01 tỷ đồng.
Theo quy định tại Luật Đấu thầu năm 2014, hình thức chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm
35
bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề.
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo.
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình.
đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình.
Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. [12]
Hầu hết các công trình được chỉ định thầu đều có những lý do riêng như về thời gian hay yếu tố kĩ thuật khi so sánh với tổ chức đấu thầu mang lại nhiều lợi thế hơn. Đối với những công trình xây dựng tạm thời, có quy mô nhỏ, đơn giản nếu tổ chức đấu thầu có thể gây thêm lãng phí. Một số công trình trọng điểm quốc gia có những yêu cầu kĩ thuật nghiêm ngặt chỉ có những nhà thầu nhất định có thể đáp ứng hay những công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử đòi hỏi nhà thầu ngoài năng lực xây dựng còn cần phải có kinh nghiệm về lịch sử, văn hóa mà không phải nhà thầu nào cũng có.... Đối với những công trình này chủ đầu tư có thể chỉ định thầu. Tuy nhiên, chỉ định thầu là một lĩnh vực nhạy cảm, dễ dẫn đến những tiêu cực nảy sinh trong khi những gói thầu này chiếm số lượng lớn trong hoạt động XDCB bởi vậy
36
pháp luật đã có những quy định khá cụ thể cho hình thức đấu thầu này.