Kiểm soát chất lượng họat động kiểm toán

Một phần của tài liệu 203 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục TIỀN và các KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASCTHỰC HIỆN (Trang 63 - 66)

Các bước trong kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán

Báo cáo kiểm toán là cái đích cuối cùng của cuộc kiểm toán, là căn cứ để những người quan tâm đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Vì vậy yêu cầu về chất lượng của báo cáo là rất cao, và phải phản ánh được đầy đủ, trung thực về tình hình của công ty khách hang. Để đạt được điều này thì kiểm soát chất lượng trong cuộc kiểm toán là một vấn đề tất yếu, không thể thiếu trong mọi cuộc kiểm toán. Với AASC quá trình kiểm soát chất lượng gắn liền với qui trình của cuộc kiểm toán, và theo một mô típ chung qua ba cấp soát xét: Trưởng nhóm kiểm toán -> Trưởng phòng -> Ban Tổng Giám đốc. Riêng kiểm toán Công ty niêm yết cần qua 4 cấp soát xét, ví dụ như phòng Kiểm toán 1-đối tượng khách hàng chính là các Công ty niêm yết: Trưởng nhóm kiểm toán -> Trưởng phòng -> Phòng Kiểm soát chất lượng và đào tạo -> Ban Tổng Giám đốc.

Kiểm soát chất lượng trong qui trình cuộc kiểm toán cụ thể

Tổng giám đốc/ Phó giám đốc soát xét

Khách hàng

Trưởng/ Phó phòng soát xét

Kiểm toán viên/ trợ lý được phân công làm báo cáo

Kiểm soát chất lượng trong cuộc kiểm toán được thực hiện bởi trưởng nhóm trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán, và có sự soát xét của nhà quản lý cấp cao theo từng giai đoạn cụ thể căn cứ vào hồ sơ kiểm toán, cụ thể:

Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị

Kiểm soát chất lượng thực hiện trong giai đoạn này là quá trình đánh giá khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng một cách xác đáng nhất: thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình về nhân sự, kế toán… để ký hợp đồng kiểm toán. Thông thường nhóm trưởng là người trực tiếp giám sát việc thu thập thông tin về các đơn vị khách hàng, đặc biệt là thông tin đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Cấp trên kiểm soát trong giai đoạn này:

+ Khảo sát và đánh giá khách hàng: Đánh giá tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của Công ty và tính chính trực của ban quản lý phía khách hàng, thiết lập các thủ tục đánh giá và chấp nhận khách hàng tiềm năng, đánh giá khách hàng khi sảy ra các sự kiện đặc biệt để ra quyết định.

+ Hiểu về khách hàng: Kiểm toán viên có xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán các thông tin về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán đủ để có thể đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị mà theo Kiểm toán viên có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của Kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán; Nhóm kiểm toán có xem xét hệ thông kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả không?.

+ Đánh giá rủi ro: Kiểm toán viên có đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu không?

+ Phân tích sơ bộ: Nhóm kiểm toán có áp dụng qui trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro không?

+ Chương trình kiểm toán: Nhóm kiểm toán có xây dựng chương trình kiểm toán với các lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể không?

Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục, phương pháp mà các Kiểm toán viên khác áp dụng, cách ghi chép giấy tờ làm việc cũng như việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Trưởng nhóm cũng có thể hỗ trợ thành viên khác trong nhóm thông qua việc thu thập, đánh giá chất lượng của bằng chứng kiểm toán và thảo luận khi có vấn đề nảy sinh.

Đối với Ban lãnh đạo AASC căn cứ vào từng giai đoạn và hồ sơ kiểm toán để kiểm soát chất lượng thông qua một số câu hỏi:

+ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: Nhận xét và đánh giá của Kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát có được ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán không?

+ Bằng chứng kiểm toán: Nhóm kiểm toán có thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp bằng các phương pháp qui định và có được lưu giữ ở hồ sơ kiểm toán không?

+ Qui trình phân tích: qui trình phân tích có được Kiểm toán viên áp dụng trong các giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn soát xét tổng thể của cuộc kiểm toán không?, có được thực hiện trong thử nghiệm cơ bản không?

+ Gian lận và sai sót: Trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán các thủ tục đánh giá rủi ro để phát hiện những gian lân và sai sót có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC có được xây dựng và thực hiện không?...

Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tổng kết các công việc cũng như việc xem xét lại các bằng chứng kiểm toán để đảm bảo sự chính xác hợp lý, đầy đủ của các kết luận kiểm toán. Ban lãnh đạo cấp trên (trưởng phòng, Ban Tổng Giám đốc) soát xét lần cuối, ký và đóng dấu.

Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty được xây dựng thành quy định cụ thể và được phổ biến tới tất cả cán bộ, công nhân viên của công ty các thành viên của công ty hiểu và thực hiện đầy đủ chính sách thủ tục đó.

Một phần của tài liệu 203 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN mục TIỀN và các KHOẢN TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN AASCTHỰC HIỆN (Trang 63 - 66)