Nội dung chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây

Một phần của tài liệu 250 PHÁP LUẬT về CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước CHO đầu tư xây DỰNG cơ bản QUA THỰC tế THỰC HIỆN tại TỈNH LẠNG sơn (Trang 25 - 29)

sản cố định. Quy mô và tốc độ của nó quyết định đến quy mô của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. Thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản sẽ làm tăng quy mô tài sản cố định, là yếu tố quyết định cho việc tăng năng lực sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.

1.2.4. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xâydựng cơ bản dựng cơ bản

Hoạt động chi ngân sách cho lĩnh vực xây dựng cơ bản của Nhà nước bao gồm đầu tư vào các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình công cộng, các công trình phát triển khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, các công trình hành chính sự nghiệp và mạng lưới công trình kỹ thuật hạ tầng thuộc khu vực Nhà nước.

- Mục đích: phục vụ cho lợi ích và sự t triển của toàn xã hội, mọi người, mọi ngành nghề, lĩnh vực (lợi ích công cộng). không nhằm mục đích lợi nhuận và kinh tế như việc chi đầu tư xây dựng cơ bản của các công ty hay doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, góp vốn cổ phần liên doanh bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết, các dự án có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật, dự án của một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân theo quyết định của chính phủ, các dự án quy hoạch ngành lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, các công trình các dự án phát triển kinh tế xã hội.

- Nguồn vốn: cần một số lượng vốn lớn từ ngân sách nhà nước. Mỗi một năm ngân sách, Nhà nước lại trích một phần ngân sách rất lớn cho hoạt động này trong khi không tính đến khả năng thu hồi lại vốn (do đây là hoạt động nhằm phục vụ công cộng) mà

hướng đến sự phát triển của toàn xã hội trong tương lai. Do đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhà nước ta huy động nhiều nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư xây dựng. Mỗi nguồn vốn có nội dung, đối tượng sử dụng khác nhau phù hợp với quá trình phát triển trong từng giai đoạn lịch sử. Trên góc độ quản lý kinh tế, tài chính vốn đầu tư được phân loại theo đối tượng sử dụng vốn như sau.

+ Vốn Ngân sách nhà nước bao gồm cả ngân sách Trung Ương và ngân sách địa phương được hình thành từ tích luỹ của nền kinh tế quốc dân, vốn khấu hao cơ bản và một phần vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án không có khẳ năng thu hồi vốn, những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, trồng rừng đầu nguồn, rừng quốc gia, rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, các trạm, trại, động thực vật, nghiên cứu giống mới, cải tạo vốn, các công trình văn hoá – xã hội, y tế giáo dục, nghiên cứu khoa học, các công trình quản lý nhà nước, công trình an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Vốn tín dụng đầu tư nhà nước được hình thành do chuyển tư ngân sách nhà nước sang tổng cục đầu tư và phát triển để vay theo hình thức tín dụng ưu đãi, vốn do nhà nước vay viện trợ của nước ngoài qua hệ thống ngân sách nhà nước được chuyển xang cho tổng cục đầu tư và phát triển, vốn thu nợ các dự án vay ưu đãi đối với các dự án đã đến hạn trả nợ. nguồn vốn này được dùng để vay ưu đãi đối với các dự án, các trương trình mục tiêu quốc gia do nhà nước chỉ định.

+ Vốn tín dụng của ngân hàng đầu tư và phát triển do ngân sách nhà nước cấp, vốn do ngân hàng tự huy động. Vốn do nhà nước vay viện trợ của nước ngoài được chuyển sang cho ngân hàng đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng đổi mới kỹ thuật công

nghệ, các xản xuất kinh doanh, dịch vụ theo kế hoạch đầu tư của nhà nước và chủ đầu tư có trách nhiệm trả.

+ Nguồn vốn tự cân đối dành cho đầu tư của các đơn vị kinh tế cơ sở ( các xí nghiệp, tổ chức kinh tế dịch vụ ) được hính thành từ lợi nhuận khấu hao cơ bản, tiền thanh lý tài sản và các nguồn vốn theo quy định của nhà nước. Nguồn vốn này được dùng để đầu tư xây dựng, cải tạo mở rộng, đổi mới kỹ thuật và công nghệ các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và các công trình phúc lợi của đơn vị.

+ Vốn huy động của nhân dân được đầu tư vào các công trình dự án trực tiếp đem lại lợi ích cho người cho người góp vốn như các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông, đường xá …

+ Vốn vay nước ngoài, bao gồm: Vốn do Chính phủ vay theo hiệp định ký kết với nước ngoài, vốn do các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trực tiếp vay của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Trong các nguồn vốn trên, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN là nguồn vốn chủ yếu được dành cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Đó là các công trình, dự án cơ sở hạ tầng như đường giao thông, đường điện, trường học, bệnh viện, hệ thống thuỷ lợi, đê, cảng biển, ...; các công trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế xã hội; các công trình, dự án văn hoá xã hội, công cộng; các công trình dự án an ninh, quốc phòng, ... Các nguồn vốn đầu tư XDCB khác chủ yếu được dùng để nâng cao cao năng lực sản xuất của riêng chủ đầu tư nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, giá cả tốt hơn, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của chủ đầu tư.

– Hoạt động: xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật,… Hay nói cách khác: đây là hoạt động chi ngân

sách cho việc xây dựng các công trình có tính chất xây dựng như: công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, cầu cảng, xây dựng nhà cửa, công sở, nhà máy phục vụ sản xuất phát triển kinh tế; các công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa, công viên, rạp chiếu,…

– Việc lập dự toán cho chi xây dựng cơ bản phải căn cứ vào những dự án xây dựng có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý vốn đầu tư và xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính năm năm đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện.

– Điều kiện để được cấp phát vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản: có đầy đủ thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản; được ghi trong cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước; có quyết định thành lập ban quản lý dự án ( trong trường hợp phải thành lập ). Bổ nhiệm trưởng ban, kế toán trưởng và chủ đầu tư phải mở tài khoản cấp vốn; đã tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu (trừ những dự án được phép chỉ định thầu); có khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành, đủ điều kiện được cấp phat thanh toán hoặc được cấp phát vốn tạm thời.

– Trình tự cấp phát vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản: Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, nghiên cứu, xây dựng các chính sách, chế độ quản lý vốn đầu tư và xây dựng để ban hành hoặc theo thẩm quyền hoặc trình tự thủ tướng ban hành. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch nhà nước xét duyệt, Bộ tài chính thông báo cho các bộ, các ngành thuộc ngân sách trung ương và các địa phương về việc cấp phát vốn kho bạc nhà nước sẽ chuyển tiền theo kế hoạch để thực hiện việc cấp phát. Trên cơ sở kế hoạch cấp phát và các căn bản

cần thiết (căn cứ cấp phát) chủ đầu tư sẽ nhận được vốn cấp phát thanh toán, hoặc vốn tạm ứng (nếu thuộc đối tượng cấp phát tạm ứng).

Vì vậy, chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản là một vấn đề sức quan trọng nhưng cũng rất nan giải và phức tạp. Nó đòi hỏi phải có quy định chặt chẽ của pháp luật để đảm bảo cho quá trình đầu tư đạt hiệu quả tránh sự thất thoát, lãng phí trong quá trình chi và sử dụng vốn ngân sách.

Một phần của tài liệu 250 PHÁP LUẬT về CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước CHO đầu tư xây DỰNG cơ bản QUA THỰC tế THỰC HIỆN tại TỈNH LẠNG sơn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w