Thẩm quyền thực hiện

Một phần của tài liệu 250 PHÁP LUẬT về CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước CHO đầu tư xây DỰNG cơ bản QUA THỰC tế THỰC HIỆN tại TỈNH LẠNG sơn (Trang 66 - 73)

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện thẩm định, phê duyệt dự án đầu giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: triệu đồng

Năm Tổng số dự án

Số dự án được phê duyệt Trong đó:

Tổng vốn đầu tư được

quyết toán Giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán Tỷ lệ tổng vốn đầu tư so với giá trị chủ đầu tư đề nghị (%) Số dự án hoàn thành Tổng số vốn đầu tư được quyết

toán 2018 613 2.780.599 3.743.114 74,23 607 1.697.232 2019 767 3.475.749 5.347.306 65,53 759 2.099.041 2020 832 2.277.610 2.370.780 96,07 817 1.910.460

Tổng cộng 2.212 8.533.958 11.191.200 76,25 2.183 5.706.733

(Nguồn: Sở tài chính Lạng Sơn giai đoạn 2018 – 2020)

Nhận xét chung: Nhìn chung, số dự án được thẩm định, phê duyệt giai đoạn

2018 – 2020 có sự tăng lên cách đồng đều qua mỗi năm, năm 2018 là 613 dự án và đến năm 2020 số dự án được phê duyệt đã lên đến 832, tăng 219 dự án, để có quả như trên là do công tác, chính sách quản lý đầu tư của tỉnh thực sự có hiệu quả, các thủ tục phê duyệt cấp vốn cho dự án nhanh chóng, hệ thống các văn bản chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương được ban hành đồng bộ, kịp thời. Số dự án hoàn thành so với số dự án được phê duyệt là khá cao, tăng từ 607 dự án vào năm 2018 và đạt 817 dự án vào năm 2020. Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy tỉ lệ tổng vốn đầu tư so với tổng giá trị do chủ đầu tư đề nghị chênh lệch khá cao, tỉ lệ chênh lệch là 76,25%, khâu kiểm tra và giám sát đầu tư dự án đã được chú trọng, loại bỏ những chi phí không cần tiết giúp tiết kiệm nguồn vốn. Các đơn vị đã tập trung chỉ đạo, quán triệt đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo rà soát, báo cáo và kịp thời xử

lýcác khó khăn vướng mắc trong công tác quyết toán. Đối với cấp tỉnh các đơn vị đã thực hiện đôn đốc các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án tích cực rà soát, lập báo cáo quyết toán và khẩn trương trình thẩm tra phê duyệt.

Tuy nhiên, ngoài ra cũng còn một số tồn tại như sau:

- Một số dự án, công trình kéo dài, trải qua nhiều thời kỳ lãnh đạo nên ảnh hưởng đến việc lưu giữ hồ sơ, theo dõi và đôn đốc công tác quyết toán.

- Một số dự án, công trình đã được ứng vốn nhiều nên các đơn vị nhà thầu không phối hợp quyết toán.

-Một số chủ đầu tư, chủ dự án chưa thực sự quan tâm đến công tác quyết toán dự án hoàn thành nên hiện vẫn còn những dự án, công trình hoàn thành chậm quyết toán, chưa xử lý dứt điểm công tác quyết toán, công trình kéo dài nhiều năm chưa quyết toán được

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế như sau:

- Việc phân cấp quản lý đầu tư của tỉnh chưa thực sự phù hợp với các quy định hiện hành.

- Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định chỉ nghiên cứu theo nội dung chủ trương lập dự án đã được phê duyệt về quy mô, nguồn vốn và dự kiến tổng mức đầu tư của dự án mà chưa xác định được khả năng cân đối nguồn vốn và nguồn vốn đó có khả thi hay không. Chưa có sự phối hợp giữa Sở, ban, ngành dẫn đến tình trạng dự án được phê duyệt nhưng khả năng bố trí vốn cho dự án gặp khó khăn và không thể bố trí được.

- Công tác khảo sát một số dự án chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng, chưa sát với thực tế hoặc không đúng với những tiêu chuẩn, quy chuẩn dẫn đến việc phải khảo sát lại hoặc phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh thiết kế nhiều lần, kéo theo làm thay đổi dự toán, làm chậm tiến độ thi công,... gây lãng phí thời gian, tiền bạc của dự án; thiết kế quy mô công trình không phù hợp với yêu cầu sử dụng; thiết kế không đảm bảo chất lượng, không đồng bộ phải điều chỉnh nhiều lần; phương án thiết kế không hợp lý, sử dụng vật tư, vật liệu không phù hợp với loại công trình; việc chọn hệ số an toàn quá cao, tính toán không chặt chẽ gây lãng phí vật liệu xây dựng,...

đảm bảo tính khả thi. Chất lượng hồ sơ dự án chưa tốt nên khi trình cơ quan thẩm định còn phải chỉnh sửa nhiều lần, dẫn đến kéo dài thời gian.

- Hồ sơ dự án, thiết kế, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập còn nhiều thiếu sót, phải chỉnh sửa mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Năng lực của nhiều đơn vị tư vấn trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,nhiều đơn vị không có cơ cấu tổ chức rõ ràng, cán bộ chuyên môn thiếu, năng lực yếu, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu công việc; lĩnh vực tư vấn chủ yếu thiết kế các công trình nhỏ (cấp IV), nhiều đơn vị không đủ điều kiện xếp hạng năng lực về khảo sát xây dựng, thiết kế quy hoạch và thiết kế xây dựng ...

- Do một số nhà thầu chưa quan tâm và chưa phối hợp với các chủ đầu tư, còn chây ì không thực hiện lập và cung cấp hồ sơ thuộc chức năng nhiệm vụ của mình mặc dù đã được chủ đầu tư đôn đốc. Một số dự án đã hoàn thành nhưng chưa được bố trí vốn hoặc được bố trí vốn với tỷ lệ rất nhỏ so với tổng mức đầu tư, còn tồn đọng vốn lớn nên nhà thầu có tư tưởng không muốn làm quyết toán.

2.3.3. Nội dung chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xâydựng cơ bản dựng cơ bản

Bảng 2.2: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp Tỉnh trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Chi đầu tư XDCB

Tổng chi ngân sách XDCB/NS (%) Năm 2018 257,255 772,967 33,28 Năm2019 211,937 768,554 27,58 Năm2020 184,915 764,247 24,19

(Nguồn: Số liệu quyết toán chi ngân sách tại phòng Tài chính – kế hoạch Sở tài chính)

Qua bảng trên ta thấy: Tổng NSNN chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của Tỉnh trong giai đoạn 2018-2020 giảm dần qua các năm. Năm 2018 vốn đầu tư xây dựng cơ bản được NSNN của Tỉnh bố trí 257,255 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,28% trong tổng chi NS của Tỉnh. Năm 2019 vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 211,937 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,58% trong tổng chi NS của Tỉnh. Năm 2020 vốn đầu tư XDCB là 184,915 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 24,19% tổng chi NS của Tỉnh trong năm. Số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Tỉnh trong giai đoạn 2018 – 2020 giảm dần là do trong năm 2018 Lạng Sơn đầu tư xây dựng một số dự án bức xúc dân sinh có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đến năm 2019 và 2020 nền kinh tế nước ta nói riêng và thế giới nói chung kinh tế suy thoái chưa có dấu hiệu phục hồi, chính sách thắt chặt đầu tư công ngày càng được chú trọng và kiểm soát chặt chẽ nhiều hơn. thực hiện Nghị quyết HĐND Tỉnh thông qua hàng năm về huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; UBND Tỉnh đã xây dựng nhiều chính sách về thu hút vốn đầu tư.

Công tác xúc tiến đầu tư được chú trọng nhưng tổng vốn huy động hàng năm cũng không tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Tỉnh đã có các cơ chế chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư, khuyến khích sản xuất kinh doanh, xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển. Nhưng cũng chưa được khả quan, nhiều công trình đã được phê duyệt dự án nhưng chưa có nguồn để triển khai xâydựng.

Bảng số liệu cũng cho thấy nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN đóng vai trò hết sức quan trọng trong đầu tư phát triển của Tỉnh. Trong nguồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước cấp Tỉnh tại Lạng Sơn thì trợ cấp từ ngân sách Trung Ương là chủ yếu. Tỷ trọng vốn nhà nước đầu tư cho các dự án công, các chương trình mục tiêu là rất lớn. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả phần vốn đầu tư này là rất quan trọng và cần thiết, góp phần củng cố và phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của Tỉnh.

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Tỉnh chia theo ngành giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Cộng

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Giao thông, HTKT 99,916 0.39 56,015 0.26 47,042 0.26 313,038 2.11 Thủy lợi 15,015 0.06 6,193 0.03 8,228 0.04 37,642 0.04 Giáo dục 62,099 0.24 78,117 0.37 69,766 0.38 288,169 0.32 Văn hóa, di tích, y tế 41,391 0.16 17,948 0.08 27,971 0.15 119,340 0.13 Dự án khác (Trụ sở, chợ, nước sạch,...) 38,834 0.15 53,664 0.25 31,397 0.17 148,163 0.16 Tổng cộng 257,255 100 211,937 100 184,404 100 906,352 100 (Nguồn: Số liệu quyết toán chi ngân sách tại phòng quản lý NS Sở tài chính)

Phân tích bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu bố trí vốn của Tỉnh Lạng Sơn chủ yếu tập trung ưu tiên vào đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và cơ sở giáo dục, hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tư XDCB (601,207 triệu đồng chiếm 66,33%). Điều này thể hiện rõ chủ trương của Tỉnh là phát triển nhanh và đông bộ mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời quan tâm đến đầu tư giáo dục là chính sách hàng

đầu cùng với phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

* Lĩnh vực giao thông, thủy lợi: Trong giai đoạn 2018- 2020 tổng vốn đầu tư của ngân sáchTỉnh cho lĩnh vực này là:313,038triệu đồng chiếm 34,54% tổng chi đầu tư XDCB. Với phương châm đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch trong những năm qua Tỉnh rất chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông: các đường trục liên xã, liên thôn được đầu tư xây dựng cùng với hệ thống đường giao thông thủy lợi nội đồng tạo điều kiện phục vụ du khách tham quan du lịch và phục vụ sản xuất của nhân dân trên địa bàn và khu vực góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

* Lĩnh vực giáo dục: Trong giai đoạn 2018 - 2020 tổng vốn đầu tư của ngân sách Tỉnh là: 288,169 triệu đồng chiếm 31,79% tổng vốn đầu tư XDCB. Thực hiện theo đúng dự toán Trung ương giao hàng năm, Tỉnh luôn bố trí khoảng 30% vốn ĐTXD cho lĩnh vực giáo dục đây được xem là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu. Trên địa bàn Tỉnh hiện nay hệ thống trường học đã được đầu tư khang trang, đã có 17 trường đạt chuẩn quốc gia bao gồm các cấp mầm non, tiểu học và THCS đạt 55% kế hoạch.

* Lĩnh vực Văn hóa, di tích, Y tế: Trong giai đoạn 2018 - 2020 tổng vốn đầu tư của ngân sách Tỉnh là: 119,34 triệu đồng chiếm 13,17 % tổng chi đầu tư XDCB, tập trung đầu tư cho các công trình tu bổ di tích, xây nhà văn hóa các khu phố, các thôn để thực hiện đề án nông thôn mới theo tiêu chí đã được phê duyệt. Các công trình này cơ bản đã được đưa vào sử dụng đáp ứng phần nào nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho nhân dân địa phương.

Hệ thống cơ sở y tế, bệnh viện được đầu tư nâng cấp, trang thiết bị từng bước được mua sắm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.

* Còn lại trong tổng chi vốn đầu tư XDCB là các khoản chi cho lĩnh vực khác như xây dựng trụ sở UBND các cấp, chợ, hệ thống nước sạch cho một số xã phường, hạ tầng kỹ thuật của các khu đấu giá đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất,..

Bảng 2.4. Bảng vốn đầu tư XDCB từ NSNN (Phân theo nguồn vốn phân cấp và nguồn vốn hỗ trợ) – (Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng vốn Tỷ trọng (%) Tổng vốn Tỷ trọng (%) Tổng vốn Tỷ trọng (%) Tổng vốn ngân sách Nhà nước 257,225 100 211,93 100 184,404 100 Nguồn Ngân sách TW hỗ trợ 60,5 23,52 84,136 30,97 56,78 30,79 Hỗ trợ có mục tiêu 60,5 23,52 84,136 30,97 56,78 30,79 Nguồn Ngân sách Tỉnh 196,725 76,48 127,794 69,03 127,626 69,21 Nguồn Ngân sách Tỉnh Lạng Sơn 196,725 76,48 127,794 69,03 127,626 69,21 (Nguồn: Số liệu quyết toán chi ngân sách tại phòng quản lý NS Sở tài chính)

Từ năm 2018 đến năm 2020, Tỉnh Lạng Sơn được phân bổ nguồn vốn NSNN cấp Tỉnh là 842,678 tỷ đồng. Cụ thể các nguồn vốn như sau:

- Vốn trong nước cân đối theo Luật ngân sách: Thực hiện Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2018 - 2021, theo đó trong thời kỳ ổn định 2018-2021là 490 tỷ đồng (98tỷ đồng/năm x 5năm)

- VốnTrung Ương hỗ trợ mục tiêu có mục tiêu cho tỉnh là 227,628 tỷ đồng: Đối với nguồn vốn thu cấp quyền sử dụng đất, Tỉnh đã chủ động thông báo cho các dự án cần ưu tiên đầu tư. Do đó trong 4 năm đã giao chỉ tiêu kế hoạch 223,050 tỷ đồng.

Qua phân tích bảng số liệu 2.4, có thể nhận thấy rằng nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của Tỉnh ngoài nguồn phân cấp theo quy định thì chủ yếu phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung Ương, bình quân nguồn Trung Ương

hỗ trợ chiếm 36,7% trong tổng vốn ngân sách dành cho đầu tư XDCB, nguồn ngân sách Tỉnh hàng năm không tăng mà có chiều hướng giảm do nguồn thu từ đất không đạt kế hoạch giao.

2.4. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản qua thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn

2.4.1. Thực trạng lập và thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước

Lập kế hoạch: Theo quy định của Luật NSNN về việc lập dự toán ngân sách hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, Ban QLDA lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên. UBND thành phố lập dự toán ngân sách địa phương về phần kế hoạch VĐT xin ý kiến thường trực HĐND cung cấp trước khi gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính. Trên cơ sở kế hoạch do UBND tỉnh giao cho các thành phố, UBND thành phố giao kế hoạch cho các phường và Chủ đầu tư trực thuộc (Ban quản lý dự án).

Phân bổ vốn: Đối với VĐT thuộc địa phương quản lý; UBND thành phố lập phương án phân bổ VĐT trình HĐND cùng cấp quyết định. Phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố có trách nhiệm cùng với các cơ quan chức năng của thành phố tham mưu cho UBND thành phố phân bổ VĐT cho từng dự án do thành phố quản lý.

Sau khi phân bổ VĐT UBND thành phố gửi kế hoạch VĐT cho Sở Tài chính. Thẩm tra và thông báo danh mục VĐT (Đối với các dự án thuộc thành phố quản lý). Căn cứ kế hoạch VĐT đã được UBND quyết định Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố xem xét thủ tục đầu tư xây dựng của các dự án, thông báo gửi các ngành thuộc thành phố, đồng gửi KBNN thành phố để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn. Trường hợp dự án không đủ thủ tục đầu tư xây dựng hoặc việc phân bổ kế hoạch chưa đúng với quy định, phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố có văn bản báo cáo UBND đồng cấp để chỉ đạo hoàn tất thủ tục theo quy định.

Một phần của tài liệu 250 PHÁP LUẬT về CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước CHO đầu tư xây DỰNG cơ bản QUA THỰC tế THỰC HIỆN tại TỈNH LẠNG sơn (Trang 66 - 73)