Các bước trong tiến trình phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển cộng đồng (Trang 30 - 31)

Phát triển cộng đồng không phải là một hoặc một vài hoạt động đơn lẻ mà là một tiến trình lâu dài, bao gồm một loạt các hoạt động trợ giúp cộng đồng. Mục đích cuối cùng là giải quyết được các vấn đề tại cộng đồng, hướng tới một cộng đồng phát triển và tự lực, thu hút sự tham gia chủđộng của người dân vào quá trình phát triển cộng đồng mình, tăng sức mạnh cho cộng đồng để tự quyết định về sự phát triển và sựđịnh hình tương lai của họ.

Tiến trình phát triển cộng đồng được cụ thể hóa qua các công việc sau: 1. Lựa chọn cộng đồng;

2. Hội nhập cộng đồng;

3. Tìm hiểu và phân tích cộng đồng;

4. Lựa chọn người có khảnăng lãnh đạo, xây dựng, bồi dưỡng/tập huấn các nhóm nòng cốt;

5. Thành lập ban đại diện/ ban phát triển cộng đồng; 6. Lập kế hoạch, chương trình phát triển cộng đồng;

29

7. Vận động, phát huy tiềm năng nhóm; củng cố tổ chức; 8. Liên kết các nhóm hành động;

9. Rút kinh nghiệm - lợng giá các chương trình hành động và sự phát triển của các nhóm;

10. Kết thúc và chuyển giao.

Các bước hành động trên không phải hoàn toàn tách biệt nhau, cũng không phải cứ làm xong công việc này rồi mới đến công việc khác mà tùy trường hợp, hai hay ba hành động có thể tiến hành cùng lúc. Trình tự của các công việc trên cũng có thể được thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Có thể ngay sau khi lựa chọn cộng đồng, việc tập huấn được thực hiện ngay để sau đó nhóm này có thể tự tìm hiểu và phân tích về tình hình cộng đồng của họ, đồng thời cùng cán bộ phát triển cộng đồng lên kế hoạch hành động và tổ chức các nhóm hành động...

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển cộng đồng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)