Hội nhập cộng đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển cộng đồng (Trang 32 - 34)

Hội nhập cộng đồng là một nội dung quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định, tạo tiền đề cho sự thành công của hoạt động phát triển cộng đồng.

Khi địa bàn đã được chọn, việc đầu tiên của bước hội nhập cộng đồng là nhóm công tác phát triển cộng đồng trở lại thăm các cán bộ lãnh đạo địa phương để công khai mục đích, nhiệm vụ của mình trong cộng đồng. Thông thường chính quyền địa phương sẽ giới thiệu một số cán

31

công tác hoặc đóng vai trò hướng dẫn, giới thiệu đoàn công tác với cộng đồng. Trong một vài ngày đầu, cần thường xuyên xuống cộng đồng, làm quen, tìm hiểu, trao đổi với người dân, với lãnh đạo hay những người có uy tín trong cộng đồng. Qua thu thập những thông tin ban đầu này, nhóm công tác sẽ dễ dàng phát hiện ra những tiềm năng, nhất là tiềm năng về con người để chuẩn bị cho bước hình thành nhóm nòng cốt.

Thông qua quá trình làm quen, hội nhập với cộng đồng, người làm công tác phát triển cộng đồng mới thực sự đi sâu vào hoạt động của cộng đồng, tìm hiểu về cộng đồng thông qua thông qua trò truyện, lắng nghe, tìm hiểu nhu cầu, vấn đề của cộng đồng, tìm hiểu những khó khăn của người dân. Từ đó có cái nhìn toàn cảnh, ghi nhận những hiện tượng trong cộng đồng. Phát hiện những người có uy tín trong cộng đồng, chuẩn bị cho việc thành lập nhóm nòng cốt.

Khi đến địa bàn đã chọn, nhóm cán bộ phát triển cộng đồng chính thức bắt đầu đi vào cộng đồng với tác phong ba cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân.

Đi vào cộng đồng, cách hay nhất để có thể có được mối quan hệ tốt với

người dân và hiểu sâu hơn về cộng đồng là tham dự những công việc và cùng sinh hoạt với cộng đồng như tham gia các hoạt động đi lưới cá, làm ruộng, chăn nuôi, tham gia đan, thêu, làm việc nhà,... khi ởtrong gia đình người dân.

Nhìn chung, có nhiều cách để sống gần gũi với người dân và hòa nhập với lối sống của họ đồng thời người làm công tác phát triển cộng đồng cần luôn giữ phẩm chất, đạo đức của mình. Điều này có nghĩa là sống chung với họ và chia sẻ những kinh nghiệm sống như họ. Kết quả cần đạt là tạo được mối quan hệ tin cậy, hiểu biết giữa nhóm công tác và cộng đồng. Nguyên tắc chung là tôn trọng, thuyết phục, biết phân tích vấn đề một cách thấu đáo, biết huy động nội lực, khơi dậy tiềm năng cộng đồng, khích lệ lòng nhiệt tình tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển.

32

Thời gian hội nhập cộng đồng khoảng từ 4-6 ngày là lý tưởng đểđoàn công tác có thể nghe, thấy, hiểu tâm tư, nhu cầu, khó khăn, tiềm năng của người dân cũng như để hiểu chính những khó khăn, hạn chế của bản thân trong công tác vận động quần chúng. Cán bộ phát triển cộng đồng có đủ thông tin đểđánh giá tình hình xã hội của cộng đồng và những yếu tố khả thi của một chương trình/dự án tương lai. Qua thu thập những thông tin ban đầu, có thể phát hiện ra những tiềm năng, nhất là tiềm năng về con người để chuẩn bị cho việc hình thành nhóm nòng cốt.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển cộng đồng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)