Lợi ích từ sự tham gia của người dân trong phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển cộng đồng (Trang 74 - 75)

Sự tham gia là đầu vào cần thiết nhằm tạo cơ hội thành công cho những sáng kiến về phát triển. Không những thế, sự tham gia và tiến trình tham gia bản thân nó đã là một mục tiêu và không đơn giản chỉ là một phương tiện để đạt được các mục tiêu phát triển. Áp dụng phương pháp tham gia sẽ tạo ra nhiều lợi ích có ý nghĩa đối với phát triển cộng đồng, những lợi ích đó là:

+ Nâng cao ý nghĩa về sở hữu trong các sáng kiến về phát triển cộng đồng ởđịa phương;

+ Nâng cao hiệu suất và năng suất (lợi ích lớn hơn trên một đơn vị nguồn lực); + Tăng cường việc xem xét các tác động;

+ Nâng cao tính công bằng và tính tự quyết định;

+ Tăng cường khảnăng tiếp tục, duy trì sau khi dự án hỗ trợ kết thúc; + Tăng cường chia sẻ chi phí và tính hiệu quả của sáng kiến phát triển; + Nhấn mạnh các hình thức phi bạo lực của những hoạt động và thay đổi xã hội;

73

+ Coi trọng nhu cầu và quyền lợi của con người.

Những lợi ích từ sự tham gia của người dân có thể được khái quát ở những khía cạnh sau:

- Tính hiệu quả: khi người dân tham gia tức là nhận trách nhiệm trong nhiều hoạt động khác nhau thì đảm bảo rằng họ sẽ sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có. Ngoài ra, khi người dân và các cơ quan khác làm việc cùng nhau để nhằm đạt được mục tiêu chung thì sẽ mang lại lợi ích hơn cho dự án.

Tuy nhiên, việc người dân nhận lãnh trách nhiệm cũng có thể làm cho nhà nước và các cơ quan khác chuyển gánh nặng sang họ, và cung cấp cho họ ít tài nguyên hơn.

- Tính hiệu lực: Thiếu sự tham gia của người dân là một trong những nguyên nhân chính làm cho các dự án thất bại, kém hiệu quả. Sự tham gia của người dân có thể làm dự án hiệu quả hơn bằng cách trao cho họ quyền quyết định về mục tiêu và chiến lược, và bằng sự tham gia trong thực hiện sẽ đảm bảo việc sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả.

- Tăng cường tự lực: Với sự can dự của người dân địa phương, ngoài việc phá bỏ tư tưởng phụ thuộc còn giúp họ tăng cường nhận thức, tự tin, và kiểm soát tiến trình phát triển. Thật ra, sự can dự của họ vào việc ra quyết định, thực hiện và giám sát sẽ giúp phát triển nguồn nhân lực địa phương.

- Tính tổng thể /bao quát: Những can thiệp phát triển nhằm mục tiêu hỗ trợ thành phần yếu kém trong xã hội. Tuy nhiên, hầu hết dự án phát triển chỉ thành công một phần vì lợi ích thường dồn vào những người không nghèo, thành phần quý tộc và quyền lực. Sự tham gia của người dân có thể đảm bảo lợi ích đến đúng nhóm mục tiêu. Hơn nữa, sự điều hành hiệu quả có thể đảm bảo rằng nguồn lực sẽđến những thành phần yếu kém trong xã hội.

- Tính bền vững: Kinh nghiệm cho thấy rằng những dự án được hỗ trợ từ bên ngoài (do cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan tài trợ) thường bị thất bại khi cơ quan tài trợ ngưng giúp đỡ. Sự tham gia của người dân được xem là tiên quyết cho những hoạt động được tiếp tục. Sự can dự của người dân và việc sử dụng nguồn lực địa phương tạo ra một ý thức sở hữu, điều này rất quan trọng cho sự bền vững ngay cả sau khi ngừng cấp kinh phí.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển cộng đồng (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)