Vai trò của cán bộ và các tổ chức địa phương trong phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển cộng đồng (Trang 67 - 68)

* Vai trò của cán bộđịa phương:

Cán bộđịa phương với tư cách là cán bộ phát triển cộng đồng có những vai trò và nhiệm vụ chính sau:

- Tạo thuận lợi: muốn tiếp cận và triển khai các hoạt động trong cộng đồng, chúng ta cần tạo ra được bầu không khí thuận lợi để thu hút sự tham gia của người dân. Người cán bộ lãnh đạo địa phương sẽ là những người đầu tiên khi đoàn công tác đến tiếp xúc và sẽ là người giới thiệu, tạo điều kiện đểngười bên ngoài tiếp cận được với cộng đồng. Người cán bộ địa phương sẽ giúp tạo lòng tin ban đầu của người dân đối với người bên ngoài cộng đồng. Đây là những người giúp tạo được bầu không khí thuận lợi để nhóm tác viên cộng đồng làm quen, kết nối với người dân địa phương.

- Nhà nghiên cứu: cán bộđịa phương phải biết tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của cộng đồng, vạch ra một kế hoạch và các hướng dẫn cần thiết để cùng với người dân tìm hiểu về cộng đồng mình. Để làm tốt các hoạt động phát triển cộng đồng thì các cán bộ địa phương cũng cần phải có những kiến thức và kỹ năng nhất định trong việc phân tích các dữ kiện về cộng đồng và kêu gọi người dân tham gia ngay từ đầu.

- Vạch kế hoạch: cán bộ thôn xã sẽ là những người giúp đỡ hỗ trợ và cùng với người dân vạch ra các kế hoạch phát triển phù hợp với khả năng và năng lực của cộng đồng, giúp hoạt động phát triển cộng đồng có hiệu quả hơn.

- Xúc tác: cán bộ địa phương cùng với những người bên ngoài cộng đồng phải tạo ra được những chuyển biến quan trọng như làm thay đổi thái độ và hành vi cá nhân của các thành viên trong cộng đồng; biến đổi các mối quan hệ, chuyển đổi trong các nhóm và tổ chức cộng đồng.

* Vai trò của các tổ chức địa phương trong phát triển cộng đồng

Vai trò của các tổ chức xã hội tại cộng đồng trong sự tham gia cộng đồng là một vấn đề nội bộ của quá trình tham gia cộng đồng. Các tổ chức xã hội tại cộng đồng thường có những vai trò nhất định bởi đó là các tổ chức do người dân tự nguyện lập nên nhằm đáp ứng các nhu cầu đã xác định cụ thể nào đó, nó thường bền vững do có cơ sở tại chỗ.

66

cầu, từ các vấn đề kinh tế, tín dụng, các dịch vụ xã hội cơ bản như nước sạch, học hành, y tế và chăm sóc sức khỏe, cho đến các nhu cầu văn hóa tinh thần như thờ cúng, cố kết cộng đồng,… Điểm chung của các tổ chức này là chỉ lập ra khi người dân thấy cần thiết, người lãnh đạo hay các thành viên đều là những người tự nguyện, hào hứng tham gia các hoạt động của địa phương. Trong các cộng đồng đô thị, vốn là người tứ xứ nên các tổ chức ở đây thường không có cơ sở thân tộc hay láng giềng thân thiết mà lấy mục đích công việc làm hạt nhân tập hợp, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức xã hội, những cá nhân là các nhà hoạt động xã hội, các doanh nghiệp, các nhà từ thiện.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển cộng đồng (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)