Sự tham giađược hiểu theo hai khía cạnh sau:
- Thứ nhất, sự tham gia mang tính triết học liên quan đến công bằng và dân chủ, nghĩa là ở đâu không có sự tham gia thì ở đó không có công bằng và dân chủ.
- Thứ hai, sự tham gia được giải thích dựa trên một tiền đề có tính chất thực dụng hơn, rằng các chương trình phát triển nông thôn nếu không có sự hưởng ứng của người dân sẽ không triển khai được, hoặc nếu có triển khai cũng không thể hoạt động có hiệu quả.
Từ “tham gia” có thể phản ánh nhiều nội dung hơn là đơn thuần hiện diện, tham dự trong các hoạt động phát triển (dưới dạng tự nguyện đóng góp lao động, vật chất… và được trả công). Ở khía cạnh khác, tham gia có nghĩa là trở thành thành viên của một tổ chức và tham dự các phiên họp. Quan điểm tham gia đó đã dẫn tới những cố gắng nhằm cơ cấu các tổ chức, nghĩa là địa vị hội viên này như là hiện diện của tham gia.
Theo Ngân hàng Thế giới, sự tham gia được định nghĩa như là một quá trình, thông qua đó các chủ thể (Stakeholders) cùng tác động và chia sẻ những
54 sáng kiến phát triển và cùng quyết định.
- Tham gia được xác định như một đóng góp tự nguyện của người dân vào một hoặc nhiều chương trình công cộng nhằm phát triển quốc gia, nhưng người dân không được mong đợi là sẽ góp phần vào hình thành chương trình hoặc phê phán nội dung các chương trình (Uỷ ban kinh tế Châu Mỹ La tinh, 1973).
- Tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng như trong đánh giá những chương trình này (Cohen & Uphoff, 1977).
- Sự tham gia của người dân chủ yếu là tạo mối quan hệ với kinh tế và chính trị trong diện rộng xã hội; đó không chỉ là sự can dự trong những hoạt động dự án, mà hơn nữa là tiến trình trong đó người dân nông thôn có khả năng tự tổ chức, thông qua tổ chức của riêng họ, họ có khảnăng nhận biết các nhu cầu của chính mình và tham gia trong thiết kế, thực hiện và đánh giá các phương án tại địa phương (FAO, 1982).
- Trong lĩnh vực lâm nghiệp, sự tham gia là sự thực hiện trồng và quản lý rừng của nam và nữ trong cộng đồng (những người bên trong cộng đồng) với sự hỗ trợ của những người bên ngoài cộng đồng (Hoskin, 1994).
Nhìn chung, sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện một hoạt động nào đó. Hàng ngày con người tham gia vào sự phát triển địa phương thông qua cuộc sống gia đình, các hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng. Không có một ví dụđơn lẻđúng đắn nào về sự tham gia. Tuy nhiên, việc kiểm soát hoạt động và mức độ của sự tham gia luôn là sự lựa chọn của các cá nhân.
Theo nghĩa chung nhất, sự tham gia là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động có vai trò ngày càng cao vào quá trình phát triển cộng đồng từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát đánh giá các hoạt động nâng cao đời sống cộng đồng và bảo đảm sự phân chia công bằng lợi ích của sự phát triển.