Hình thức tham gia của người dân

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển cộng đồng (Trang 64 - 65)

Người dân tham gia vào các chương trình, dự án phát triển thể hiện thông qua một số khía cạnh sau:

-Có quyền được biết một cách tường tận, rõ ràng những gì có liên quan mật thiết và trực tiếp đến đời sống của họ. Ví dụnhư được xem kế hoạch chi tiết cho các hoạt động trong cộng đồng, các chế độ, chính sách liên quan, vai trò và trách nhiệm của họ khi tham gia dự án.

-Được tham dự các buổi họp, tự do phát biểu, trình bày các ý kiến, quan điểm và thảo luận các vấn đề của cộng đồng. Ví dụ như: Ai được vay vốn, nếu vay thì cách hoàn vốn như thế nào là phù hợp nhất, góp ý về chất lượng công trình.

-Được cùng quyết định, chọn lựa các giải pháp hay xác định các vấn đề ưu tiên của cộng đồng. Ví dụnhư: tham gia trong việc quyết định độ rộng của hẻm, di dời hay tái định cư, bầu chọn ban phát triển cộng đồng,...

-Có trách nhiệm cùng mọi người đóng góp công sức, tiền của để thực hiện các hoạt động mang tính ích lợi chung.

-Người dân tự lập kế hoạch dự án và quản lý điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá các chương trình dự án phát triển cộng đồng.

Sự quyết định và tự quản của người dân được đánh giá ở mức độ cao bởi lẽ nó thể hiện tăng năng lực, quyền lực của người dân. Mang tính bền vững vì người dân thể hiện vai trò làm chủ với trách nhiệm cao của mình.

Có nhiều hình thức đểngười dân tham gia như: 1- Cán bộđiều khiển

Người dân làm và thực hiện theo ý của cán bộ, không được hiểu rõ. Như người dân bị gọi đi làm công ích, đóng tiền cho một công trình nào đó mà không được biết, không được thảo luận.

2- Tham gia mang tính hình thức

63

tính hình thức, mọi việc cán bộ quyết theo ý mình. Tham gia ít

3- Người dân được thông báo và giao nhiệm vụ (biết)

Người dân được thông báo, hiểu rõ những việc mà cán bộ muốn họ tham gia, sau đó người dân đóng góp công hay tiền của theo khả năng của mình.

4- Người dân được hỏi ý kiến (bàn)

Kế hoạch công tác do cán bộ thiết kế và quản lý, Người dân được mời tham gia thảo luận, hỏi lấy ý kiến, cán bộ lắng nghe nghiêm túc, sau đó cán bộ điều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) cho phù hợp với dân rồi cùng thực hiện. Tham gia thực sự

5- Cán bộ khởi xướng, người dân cùng tham gia lấy quyết định

Cán bộlà người khởi xướng, có ý tưởng. Người dân chủđộng tham gia cùng cán bộ các khâu lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.

6- Người dân khởi xướng và cùng cán bộ ra quyết định.

Người dân khởi xướng, lập kế hoạch, cán bộ cùng dân quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện.

7- Người dân khởi xướng, quyết định chọn các phương án và có sự hỗ trợ của cán bộ.

Người dân khởi xướng, lập kế hoạch, quyết định chọn các phương án và tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát. Cán bộđóng vai trò hỗ trợkhi người dân cần. 8- Người dân tự lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, cán bộ hỗ trợ khi cần thiết.

Thang tham gia này có thể minh họa phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” với các bước dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cộng thêm bước xuất phát là dân nhận từ nhà nước, và bước cuối cùng là dân tự quyết nên chọn nhận những gì.

Một phần của tài liệu Bài giảng Phát triển cộng đồng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)