Mục đích và các hoạt động trợ giúp người có HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề Công tác xã hội) (Trang 37 - 39)

1.1. Mục đích của công tác xã hội với người có HIV:

* Mục đích căn bản – mức độ 1: Giúp người có HIV/AIDS. Giúp người có HIV thích ứng với những vấn đề xúc cảm đau đớn.

Giúp người có HIV đạt tới mức độ thích hợp nào đó về tình cảm và hành vi. Giúp người có HIV có cảm nghĩ tích cực, tốt về bản thân – yêu cuộc sống. Giúp người chấp nhận các giới hạn và sức mạnh của mình và cảm thấy yên tâm về những điều đó.

Giúp người thay đổi những hành vi có tác động tiêu cực. Giúp người hoạt động thoải mái và thích ứng với ngoại cảnh. Tạo cơ hội tối đa cho người theo đuổi và thực hiện các mong ước.

* Mục đích 2: Thỏa mãn nhu cầu của người có HIV: Xuất phát từ nhu cầu người có HIV.

* Mục đích 3: Mục đích đối với cộng đồng:

Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi đối với người có HIV, gia đình người có HIV : xây dựng cộng đồng an toàn, trách nhiệm và thân thiện

Tác động xây dựng chính sách và cơ chế phù hợp đảm bảo các điều kiện cần thiết người có HIV: chính sách hỗ trợ, thực thi luật nghiêm túc (chẳng hạn: xử lý những trường hợp kỳ thị người có HIV)…

1.2. Những hoạt động, dịch vụ, trợ giúp người vó HIV/AIDS

1.2.1. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm cho người có và bị ảnh hưởng bởi HIV

Sinh hoạt câu lạc bộ tại địa phương là hình thức trao đổi trực tiếp giữa truyền thông (nhân viên công tác xã hội) nhóm những người có hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS về chủ đề đã được lựa chọn và thông báo trước. Nhằm:

+ Tuyên truyền về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/ADS; về các kỹ năng phòng chống lây nhiễm cho cộng đồng, kiến thức trong việc chăm sóc sức khoẻ, điều trị của người có HIV.

+ Tuyên truyền nội dung về số lượng người có HIV/AIDS trên thế giới, Việt Nam và tại địa phương.

+ Đường lây truyền HIV và các phòng tránh.

+ Các hoạt động tuyên truyền giảm sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV, các hình thức tuyên truyền.

Tổ chức các hoạt động giao lưu với các nhóm khác, hoặc với các hoạt động dự án, hỗ trợ người có H tạo việc làm, học tập...

Tiến hành sinh hoạt câu lạc bộ

Chào hỏi, nêu rõ mục đích chủ đề của buổi sinh hoạt về Giảm kỳ thị. Hỏi thăm, trao đổi tình hình của gia đình như sức khoẻ, học hành của các đối tượng truyền thông

Quan sát để kiểm tra việc thực hiện lời khuyên trước đó (nếu có).

Thảo luận với đối tượng về những quan tâm, thắc mắc của họ. Nói cho đối tượng những thông tin và sự kiện có liên quan đến giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/ADS; về các kỹ năng phòng chống lây nhiễm HIV; những kiến thức và kỹ năng để đối tượng có thể thực hiện các hành vi có lợi, tránh hành vi có hại cho sức khoẻ và tính mạng. Khi truyền đạt, cần sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản, cụ thể, có hình ảnh minh hoạ. Dùng ví dụ cụ thể tại địa phương để đối tượng dễ hiểu, dễ liên hệ.

Động viên các thành viên trong câu lạc bộ nếu thấy họ đã hoặc đang thực hiện các hành vi tốt trong giúp đỡ giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những người có người nhiễm HIV và gia đình của họ tại địa phương.

Tiến hành khuyên bảo thêm hoặc hướng dẫn các hành vi khác theo nhu cầu của các thành viên CLB nếu thấy cần thiết.

Chốt lại các thông điệp chính về nội dung giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, kết luận những trao đổi đã được thống nhất.

Chào và cảm ơn, hẹn tới họp mặt lại trong buổi sinh hoạt lần sau./.

1.2.2. Dịch vụ tư vấn/ tham vấn (trực tiếp hoặc gián tiếp)

Dịch vụ tư vấn/tham ván qua điện thoại. Dịch vụ tư vấn/tham vấn trực tiếp

Dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV miễn phí.

1.2.3. Dịch vụ khám chữa bệnh

Phòng khám ngoại trú điều trị cho người có HIV/AIDS. Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Điều trị lao cho bệnh nhân AIDS.

Điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

1.2.4. Dịch vụ hỗ trợ: việc làm, vay vốn, trợ cấp đặc biệt,...

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề Công tác xã hội) (Trang 37 - 39)