Những giai đoạn tham vấn HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề Công tác xã hội) (Trang 41 - 48)

3. Tham vấn cho người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

3.3.Những giai đoạn tham vấn HIV/AIDS

- Tiền xét nghiệm. - Xét nghiệm. - Hậu xét nghiệm.

- Giai đoạn tiền triệu chứng HIV. - Giai đoạn có HIV.

- Giai đoạn chăm sóc giảm nhẹ. - Giai đoạn mất mát.

3.3.1. Giai đoạn tiền xét nghiệm

Vấn đề có nên đi xét nghiệm HIV không hoàn toàn mang tính chất cá nhân. Đối với một số người, đó là một tiến trình cần phải thực hiện.

Ví dụ: Chị A là vợ của anh B, anh B bị chẩn đoán dương tính. Anh B mắc chứng ưa chảy máu. Có lẽ anh B bị lây HIV qua đường máu. Chị A và anh B vẫn tiếp tục quan hệ tình dục. Mặc dù họ quan hệ tình dục an toàn (sử dụng bao cao su). Chị A liên tục lo mình bị nhiễm HIV từ chồng, vấn đề đi xét nghiệm là quan trọng nhất. Chị không thấy hai đứa người một đứa lên 10 và một đứa lên 8 trở thành người mồ côi. Đối với chị A đây là một nỗi lo ngại khủng khiếp. Một số người trong gia đình biết và không biết, những người biết thì cảm thấy không thoải mái khi nói về vấn đề đó. Đối với những người không biết, chị A muốn họ không bao giờ biết và kể cả họ đã biết, chị cũng không bao giờ biết và kể cả họ đã biết, chị cũng quyết không nói chuyện với họ.

Ví dụ trên nêu bật một số nội dung đối với can thiệp công tác xã hội: tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin, nhu cầu về sự hỗ trợ, gánh nặng của những vấn đề đang có, liên tục phải chịu đựng và hiện hữu của xét nghiệm có HIV.

Đối với những người khác, việc có đi xét nghiệm hay không, không bao giờ được xem xét. Ví dụ: Anh C, 24 tuổi. Anh làm việc trong một nhà máy. Mùa xuân vừa rồi công ty anh tổ chức chiến dịch hiến máu nhân đạo. Anh C giống như những nhân viên khác đã hiến máu. Kiểm tra sàng lọc máu theo thông lệ cho biết máu của anh có HIV. Anh cảm thấy sụp đổ.

Trường hợp anh C minh họa nhu cầu can thiệp khủng hoảng, bảo mật thông tin, hỗ trợ quản lý trường hợp, giáo dục và điều trị y tế, một nhóm khác có thể được gọi là nhóm "lúc nào cũng lo lắng về sức khỏe". Ví dụ: chị D là một phụ nữ độc thân. Năm ngoái suốt 3 tháng liền chị hẹn hò với anh N. Một tháng sau quan hệ bị dấm dứt và chị D nhận được một cuộc điện thoại nặc danh giọng nam nói "tốt nhất là chị nên đến bác sĩ đi. Anh N bị AIDS rồi". Chị D đến tư vấn bác sĩ và được xét nghiệm có H. Kết quả âm tính. Kể từ đó chị D liên tục lo lắng và tìm đến các cơ sở y tế. Chị tin là mình có H, mặc dù đã trải qua 5 lần xét nghiệm đều âm tính.

Những người thuộc nhóm trên cần được giáo dục, tham vấn, hỗ trợ và cần có cơ sở xét nghiệm.

Cuối cùng một nhóm khác phải xem xét, đó là nhóm đã tham gia hành vi tình dục "có nguy cơ cao" và áp dụng biến pháp tình dục quan hệ an toàn. Ví dụ anh K là người đồng tính độc thân, mặc dù anh có biết các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, nhưng anh vẫn có vài lần quan hệ tình dục qua hậu môn mà không bảo vệ bản thân khỏi bị lây truyền HIV. Dù những lần như thế là hiếm, nhưng anh vẫn nhận ra mình có nguy cơ bị lây nhiễm. Năm vừa qua, anh K dự định đi xét nghiệm. Anh thấy mình có một số triệu chứng liên quan đến HIV. Khi được hỏi anh K cho biết "tôi sẽ không ngạc nhiên nếu biết mình là người có H", anh còn cho biết "tôi muốn biết sự thật, tôi không thể sống trong tình trạng lập lờ".

Một ví dụ khác, anh T đã kết hôn và có 2 con. Anh T là một thương gia, bởi tính chất công việc nên anh thường phải vắng nhà. Trong chuyến đi công tác xa nhà, anh thường có quan hệ tình dục với gái mại dâm. Bây giờ anh T thấy sợ hãi. Anh tin những lần quan hệ không an toàn có thể đặt anh vào tình trạng lây nhiễm HIV. Đồng thời, anh cảm thấy cô đơn và không biết nên tâm sự với ai.

Hai trường hợp trên cho thấy, tầm quan trọng của sự thấu hiểu người nhiễm HIV đã nhận ra hành vi của mình, phải khuyến khích họ bộc lộ, phải cung cấp sự hỗ trợ, kiến thức, kỹ năng và phải tạo điều kiện cho họ được chăm sóc y tế.

Nhân viên công tác xã hội cần kịp thời cung cấp dịch vụ phù hợp cho người nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV. Một nguyên tắc phổ biến của nhân viên công tác xã hội là "bắt đầu từ nơi ở của người nhiễm". Đối với chị A việc xét nghiệm rất quan trọng, là trung tâm của của những việc cần làm đối với sự sống còn và thực hiện chức năng của họ. Đối với anh C, anh đã không có được giai đoạn tiền xét nghiệm. Đối với chị D chị bị tắc ở giai đoạn này, không tiến tiếp. Đối với anh K giai đoạn tiền xét nghiệm thật dài và là một thử thách nặng nề, khó khăn với kết quả hậu kỳ đã được nghĩ tới. Đối với anh T, giai đoạn tiền xét nghiệm đầy lo lắng và cảm giác cô đơn.

3.3.2. Giai đoạn xét nghiệm

Xét nghiệm HIV khá đơn giản, mang tnhs tự nguyện, không mất chi phí xét nghiệm, máu được lấy ra và gửi đến phòng labô để phân tích. Các vấn đề tâm lý - xã hội có liên quan đến giai đoạn này có thể tìm thấy trong các phương pháp lập hồ sơ xét nghiệm. Nhìn chung có 3 phương pháp: định danh, không định danh và nặc danh.

Trong xét nghiệm có định danh, một giấy tờ có ghi tên, địa chỉ, ngày tháng, năm sinh, giới tình và loại nhóm có nguy cơ, không nguy cơ, hiến máu nhân đạo, tình dục đồng giới, người nhập cư, quan hệ lưỡng giới, bạn tình người có HIV, người tiêm chích ma túy, người được truyền máu, con cháu của người có HIV, hoặc nhóm khác.

Trong xét nghiệm không định danh, cũng có một giấy xét nghiệm, nhưng trên đó không ghi tên, chỉ ghi các chữ viết tắt tên và không có địa chỉ.

Xét nghiệm nặc danh thường sử dụng một mã (thay cho tên hoặc chữ cái viết tắt). Thường chỉ ghi giới tính, tuổi, nhóm có nguy cơ.

Dù xét nghiệm theo kiểu nào vấn đề bảo mật thông tin cần được nhấn mạnh và tuân thủ nghiệm ngặt đối với đại đa số các cá nhân.

Đôi khi xét nghiệm bắt buộc phải được tiến hành trong trường hợp như nhân viên y tế bị kim đâm phải khi điều trị cho người có HIV, công an hay những người khác trong khi làm nhiệm vụ có nguy cơ lây nhiễm, hoặc nạn nhân bị hãm hiếp....khi có lý do tin rằng người đó bị phơi nhiễm với HIV.

Trên phiếu trả lời kết quả xét nghiệm, một xét nghiệm dương tính cho thấy có hiện tượng có sự hiện diện của những tế bào kháng HIV. Điều đó có nghĩa là có HIV ở trong máu.

Một kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa là lấy máu, qua phân tích không có biểu hiện có khảng thể HIV. Điều này có thể có nghĩa người được xét nghiệm không bị phơi nhiễm với HIV, hoặc người đó bị phơi nhiễm nhưng chưa bị lây nhiễm. Nói một cách đơn giản một kết quả xét nghiệm âm tính có nghĩa với cá nhân đó chưa bị lây nhiễm HIV tại thời điểm xét nghiệm. Tuy nhiên người đó có thể có HIV dương tính trong tương lai. Do đó phải tiếp tục đi xét nghiệm.

Đối với nhân viên công tác xã hội, xét nghiệm cần hiểu đúng và đầy đủ bản chất khoa học. Can thiệp y tế rất quan trọng, can thiệp công tác xã hội cũng quan trọng không kém và cần tập trung vào chứng lo âu thướng được bộc lộ trong giai đoạn này.

3.3.3. Giai đoạn hậu xét nghiệm

Có tồn tại hai trạng thái trong giai đoạn này. Một trạng thái là huyết thanh âm tính (không tìm thấy sự hiện diện của kháng thể) hoặc một trạng thái huyết thanh dương tính (tìm thấy sự hiện diện của kháng thể).

Nếu một người ở trạng thái huyết thanh âm tính, cần thận trọng xem xét hành vi của người đó. Ví dụ anh H và anh M thường xuyên gặp nhau. Họ thường có quan hệ tình dục có sư dụng biện pháp an toàn, cả hai đều có vợ. Kết quả xét nghiệm hai tuần trước cho kết quả âm tính .

Trường hợp trên cho thấy người có HIV cần được hỗ trợ và tham vấn và giáo dục. Họ cần được tiếp tục hướng dẫn sử dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Có thể cần đươc tiếp tục xét nghiệm 6 tháng một lần, khi ngừng sử dụng biến pháp quan hệ an toàn trong thời gian quan hệ tình dục.

Quay trở lại trường hợp chị D cần phải cung cấp các dịch vụ công tác xã hội sau xét nghiệm. Cần phải tham vấn cho chị bởi chị này vẫn giữ niềm tin rằng mình có H.

Các nội dung cần có trong can thiệp công tác xã hội với trường hợp xét nghiệm có kết quả dương tính sẽ được đề cập ở các phần dưới đây.

3.3.4. Giai đoạn tiền triệu chứng nhiễm HIV

Đây là giai đoạn một cá nhân, mặc dù có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng chưa có biểu hiện bệnh lý. Không ai biết giai đoạn này kéo dài bao lâu. Người này nhìn vẻ bề ngoài, tiếp xúc và thăm khám y tế vẫn thấy khỏe mạnh. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ "cửa sổ". Một thời gian, cá nhân trong giai đoạn này có thể chưa hoặc không có chỉ bào xét nghiệm HIV. Ví dụ chị Lan năm nay 30 tuổi, trong suốt 9 năm qua chị có hai mối quan hệ dài. Khi quan hệ với một

người chị không quan hệ với người khác. Bây giờ chị lại độc thân và lại hẹn hò. Chị thích quan hệ tình dục và có chút hiểu biết về HIV. Chị muốn bạn tình dùng bao cao su nhưng đôi khi không làm được. Trong những lần quan hệ tình dục không an toàn, chị tin là mình có bị lây nhiễm HIV. Chị cho rằng mình người khỏe mạnh bình thường nên chị không cần phải đi xét nghiệm. Nhưng chị L không biết rằng một trong những người bạn tình của chị đã bị lây nhiễm HIV và đã truyền cho chị. Chị đã sống với HIV một năm nay. Chị đang ở giai đoạn cửa sổ. Trường hợp của chị L minh họa một niềm tìn mà rất nhiều người thường nghĩ đó là "nó sẽ không xảy đến với mình". Can thiệp công tác xã hội phải yêu cầu xem xét các hệ thống niềm tin của mỗi người nhiễm HIV. Có thể bao gồm niềm tin tôn giáo, văn hóa, nghề nghiêp, gia đình, nhóm đồng đẳng, đồng lứa tuổi hoặc niềm tin xã hội. Đồng thời một đánh giá tâm lý - xã hội là rất quan trọng.

Giai đoạn tiền triệu chứng - cửa sổ là giai đoạn rất quan trọng cần có sự tham gia của người nhiễm HIV. Cần can thiệp sâu về mặt công tác xã hội. Ví Chị X là một quả phụ và là mẹ của một đứa người 4 tuổi, chị bị nhiễm H từ chồng , chồng chị sử dụng ma túy anh đã mất 6 tháng trước. Chị X được chẩn đoán một năm trước khi chồng chị mất. Mặc dù chị không có triệu chứng gì, chị vẫn được tham vấn 1 buổi/tuần suốt năm qua. Vấn đề chị gặp phải là chẩn đoán và tiến triển HIV tiềm tàng, chất lượng sống, việc nuôi dạy con về lâu dài (con chị không có HIV) và chị rất đau buồn khi mất chồng.

Ví dụ khác anh V 36 tuổi nhận được chẩn đoán 3 năm trước. Hai năm đầu sau chẩn đoán anh cho biết "tôi khỏe". Khoảng một năm trước anh tìm đến tham vấn, anh cho biết : "mọi vấn đề hình như đang hình thành....tôi bị ác mộng....tôi không biết có chuyện gì đang xảy ra". Giống chị X anh V đang trong giai đoạn cửa sổ. Anh V và chị X đều cần phải được tham vấn để họ có niềm tin, thay đổi nhận thức và mạnh mẽ hơn trong các hoạt động của mình.

3.3.5. Giai đoạn triệu chứng

Trong giai đoạn này cá nhân bắt đầu bộc lộ các triệu chứng trực tiếp liên quan đến HIV. Ví dụ: Anh Th được chẩn đoán nhiễm HIV dương tính vào tháng 9 năm 2009. Sau thời gian đầu bị trầm cảm anh đã bắt đầu kiểm soát được cảm xúc bản thân. Anh cảm thấy cần được hỗ trợ để tiếp tục sống như thời gian trước khi được chẩn đoán. Anh Th tỉnh dậy vào buổi sáng và anh nhận thấy có một số

nốt tỉm đỏ trên da, anh hoảng sợ anh biết những nốt chấm đỏ này là dấu hiệu của bệnh sarcoma Karposi.

Trong giai đoạn này người nhiễm HIV không chỉ có vấn đề về sức khỏe tinh thần mà còn có vấn đề bệnh lý, do đó nhân viên công tác xã hội cần có kiến thức về bệnh lý. Ví dụ trường hợp anh P đã có những vấn đề sức khỏe trong 2 tháng nay "có gì đó đang xảy ra". Anh đã đi tham vấn cá nhân từ trước đó đến nay đã được 6 tháng. Khi xem xét P định làm gì, nhân viên công tác xã hội đã nhận ra rằng P bị suy giảm khả năng làm một số việc như: không cân đối được thu chi của mình, không đi mua được thực phẩm, không nhớ mình cần thứ gì, không nhớ mình đã hẹn gặp ai...Liệu anh P có gặp phải triệu chứng mất trí nhớ liên quan đến HIV? Liệu anh có các triệu chứng liên quan đến trầm cảm?

Đối với người nhiễm HIV các triệu chứng liên quan đến HIV dễ dàng nhận ra, với mốt số người "đây là sự bắt đầu của sự kết thúc". Ví dụ hai năm trước anh Tr được chẩn đoán là nhiễm HIV. Năm nay bạn tình của anh mất . Tháng trước anh Tr bị viêm phổi nặng, trước đó trong giai đoạn tiền triệu chứng anh cũng bị nhưng đã khỏi. Bây giờ anh Tr cũng đã khỏi, tuy nhiên từ góc độ tâm lý học sự xuất hiện của giai đoạn tiền triệu chứng đã làm thay đổi suy nghĩ của anh Tr về sự tồn tại của bản thân. Anh này thường có hồi tưởng đau buồn về cái chết của bạn tình và tưởng tượng những hình ảnh về cái chết của mình.

Một đặc điểm của ngưởi ở giai đoạn tiền triệu chứng được điều trị tâị các cơ sở chăm sóc sức khỏe, đó là những người có HIV thường không muốn điều trị nội trú tại bệnh viện. Tuy nhiên việc điều trị cho người có HIV trong giai đoạn này lại hết sức cần thiết. Đối với một số người điều này như là một cột mốc đánh dáu sự chuyển biến. Điều trị tại bệnh viện cũng củng cố các phản ứng và kỳ thị xã hội với người nhiễm HIV. Ví dụ trường hợp của chị Y xét nghiệm HIV âm tính nhưng chồng chị là dương tính, họ biết các nguy cơ liên quan đến HIV. Nhưng họ đều mong muốn có một đứa con, vì thế họ vẫn quyết tâm có con.. Nhưng sau khi sinh chị Y bắt đầu cảm thấy mình bị theo doi và điều trị khác biệt. Chiều hôm sau chồng chị đến phòng trực của y tá. Khi chờ đợi anh đọc được danh sách người được theo dõi có tên vợ mình được dánh dấu đỏ và in đậm trong danh sách. Sự thật vợ anh bị phân biệt đối xử và nhân viên y tế rất thận trọng khi chăm sóc, điều trị cho chị.

Trường hợp trên cho thấy phản ứng của nhân viên y tế đã ảnh hưởng đến người nhiễm HIV. Mặc dù giáo dục cho nhân viên y tế có thể làm tăng kiến

thức, kinh nghiệm, nhưng thái độ thì rất họ để yêu cầu họ thay đổi trong một sớm một chiều. Vì thế nhân viên công tác xã hội cần tham gia vào quá trình giáo dục, tăng cường kiến thức, kỹ năng cho nhân viên điều trị, chăm sóc người có HIV. Hơn nữa hiện nay có nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng đã

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề Công tác xã hội) (Trang 41 - 48)