Các bệnh thường gặp ở người có H

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề Công tác xã hội) (Trang 26 - 28)

1.3.1. Sốt

Bình thường thân nhiệt duy trì ở mức 37oC. Sốt là tình trạng tang thân nhiệt quá mức bình thường. Sốt cũng là một phản ứng bảo vệ cơ thể nhưng nếu sốt cao trên 39oC có thể gây co giật, hôn mê rất nguy hiểm.

Phát hiện sốt: dùng nhiệt kế cặp vào hố nách hoặc ngậm vào miệng hoặc đo qua hậu môn đối với trẻ em. Nếu không có cặp nhiệt kế thì có thể chẩn đoán bằng cách đặt mu bàn tay lên trán bệnh nhân và mu bàn tay kia lên trán mình. Nếu có sốt, trán bệnh nhân sẽ nóng hơn trán bạn.

Cần đưa bệnh nhân đến thầy thuốc để khám nếu bệnh nhân sốt kèm các biểu hiện sau:

+ Sốt cao trên 39oC kèm rét run. + Sốt kéo dài.

+ Sốt kèm theo ho và sút cân.

+ Sốt kèm theo các triệu chứng khác như cứng gáy, đau đầu dữ dội, lú lẫn, bất tỉnh, mắt vàng, đột ngột tiêu chảy nặng hay co giật.

+ Đang có mang học hoặc vừa sinh con.

+ Sống trong những vùng đang lưu hành bênh sốt rét mà cơn sốt không giảm sau khi đã được điều trị bằng thuốc chống sốt rét.

+ Trẻ sơ sinh bị sốt.

Phát hiện tiêu chảy: bình thường trẻ nhỏ bú mẹ thường đi ngoài 2 - 4 lần/ ngày phân có màu vàng thuần nhất. Trẻ bú sữa bò đi ngoài 1 - 2 lần/ngày phân thành khuôn, màu xám, nặng mùi. Người lớn đi ngoài ngày 1 lần.

Bị tiêu chảy khi đi ngoài quá số lần bình thường kèm theo phân lỏng nhiều nước. Phân có thể có máu trong trường hợp bị lỵ.

Có hai loại tiêu chảy: tiêu chảy cấp xuất hiện đột ngột và diễn biến trong vòng hai tuần và tiêu chảy kéo dài từ hai tuần trở nên.

Hai hậu quả chính của tiêu chảy là mất nước – điện giải và suy dinh dưỡng. Mất nước – điện giải nặng nếu không được điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Phải đưa bệnh nhân đi khám nếu bệnh nhân có những biểu hiện sau: + Cảm thấy rất khát.

+ Bị sốt, bị kích thích vật vã hoặc thờ ơ với ngoại cảnh. + Không ăn uống được bình thường.

+ Đi ngoài trên 10 lần/ngày. + Có máu trong phân.

+ Tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày.

1.3.3 Khó thở

Nguyên nhân: các nguyên nhân gây khó thở có thể là cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, bệnh tim.

Cách phát hiện: bệnh nhân thở nhanh trên 25 lần/phút, cánh mũi phập phồng, có thể có tím môi và đầu chi. Một số trường hợp khó thở kèm theo ho nhiều.

Cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở trong trường hợp có các biểu hiện sau: + Ho, khó thở kèm theo sốt; thở có tiếng rít.

+ Có máu trong đờm.

+ Rất đau và khó chịu, không uống được hoặc ngủ li bì.

+ Ho kéo dài trên 3 tháng đặc biệt có máu trong đờm, đau ngực nhiều. + Khó thở nhiều (co kéo hõm ức, tím môi, tím đầy chi).

1.3.4 Đau đớn về thể xác

Nguyên nhân: trong giai đoạn muộn của AIDS, các cơn đau về thể xác xuất hiện thường xuyên. Nguyên nhân đau bao gồm:

+ Do bất động lâu gây loét + Do nhiễm virut Herpes

+ Do sưng tay chân (do thiểu năng tuần hoàn)

+ Rối loạn thần kinh có kèm theo hoặc không kèm theo liệt + Đau đầu đơn thuần hoặc kết hợp với viêm não, màng não

+ Nguyên nhân do tâm lý, đau buồn do lo lắng quá mức gây tang nhậy cảm với đau.

+ Do tác dụng phụ của thuốc khi điều trị.

1.3.5. Rối loạn tâm lý

Biểu hiện

Các rối loạn tâm lý là biểu hiện rất thường gặp ở người nhiễm HIV/AIDS. Họ thường có tâm trạng lo âu và trầm cảm. Trong giai đoạn đầu, các biểu hiện thường là: chán ăn, thở nhanh, hay hồi hộp, vã mồ hôi, mất ngủ, mất tập trung, lo nghĩ nhiều, dễ cáu gắt và đôi khi không làm chủ được hành động của mình. Sau đó họ sẽ xuất hiện trạng thái trầm cảm với các biểu hiện:

+ Bi quan, mệt mỏi và kiệt sức.

+ Mất khả năng tìm nguồn vui và cảm giác mọi thứ đều vô nghĩa. + Mất khả năng tập trung và giảm trí nhớ.

+ Chỉ muốn yên tĩnh một mình, xa lánh mọi người. + Ăn quá nhiều hoặc chán ăn.

Có biểu hiện ngày một trầm trọng hơn. Bệnh nhân HIV/AIDS thường đau buồn liên tục. Người bệnh rất khó vượt qua tình trạng này và có thể có ý muốn tự tử.

Nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế trong các trường hợp sau:

+ Nếu gia đình thấy tình trạng bệnh nhân ngày càng nặng và có hành vi tự hại, tự sát hoặc gây đe dọa cho những người xung quanh.

+ Xuất hiện các rối loạn ứng xử kéo dài, rối loạn về ăn uống, mất ngủ liên tục mặc dù có dùng thuốc an thần.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề Công tác xã hội) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)