6. Kết cấu nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Trong bài nghiên cứu này, trước tiên nhóm sẽ sử dụng hệ số tin cậy CA để kiểm tra độ tin cậy của thang đó, từ đó loại bỏ những biến có chỉ số không đạt; tiếp theo là kiểm định nhân tố phám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
2.3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha
Kiểm định Cronbach's Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Thông qua kiểm định này xem các biến quan sát có c ng đo lường cho khái niệm cần đo hay không, qua đó loại bỏ những biến quan sát không phù hợp cho mô hình nghiên cứu.
Giá trị của Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.6 đến 1 là đạt yêu cầu, nhỏ hớn mức 0.6 là biến xấu nên bị loại bỏ. Trong đó, giá trị từ 0.6 trở lên có thể được chấp nhận đối với các nghiên cứu mới lạ ho c mới trong bối cảnh nghiên cứu; từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được và lớn hơn 0.8 là thang đo đo lường tốt (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ được coi là biến rác và cần loại bỏ ra khỏi thang đo.
2.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp này giúp khám phá các cấu trúc khái niệm nghiêm cứu và loại bỏ các biến đo lường không đạt yêu cầu và đảm bảo cho thang đo có tính đồng nhất.
Phân tích EFA dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa các biến đo lường, vì vậy, trước khi quyết định sử dụng EFA, chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa các biến đo lường này. Sử dụng ma trận hệ số tương quan (correlation matrix , chúng ta có thể nhận biết được mức độ quan hệ giữa các biến. Nếu các hệ số tương quan nhỏ hơn 0.30, khi đó sử dụng EFA không phù hợp (Hair et al. 2009). Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, các chỉ số cần được quan tâm bao gồm:
Chỉ số Eigenvalue d ng để xác định số lượng nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong phân tích nhân tố EFA. Thông qua tiêu chí này, những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn ho c bằng 1 mới được giữ lại trong mô hình.
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained có giá trị từ 50% trở lên thì mô h nh được xem là phù hợp. Giá trị này cho biết các nhân tố được trích cô đọng bao nhiêu phần trăm và khả năng bị thất thoát bao nhiêu phần trăm biến quan sát.
Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings) biểu thị quan hệ tương quan giữa nhân tố đó với biến quan sát phụ thuộc của nó. Hệ số tương quan này phải đạt tối thiểu để biến quan sát được giữ lại và tùy vào kích cỡ mẫu tối thiểu thu thập được. Đối với cỡ mẫu từ là trên 120 đến 350 thì giá trị Factor Loading đạt mức 0.5 là đạt yêu cầu.
Sau đó tiến hành thực hiện kiểm định các yêu cầu liên quan gồm: Kiểm định Bartlett:
Kiểm định artlett d ng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Nếu phép kiểm định artlett có ý nghĩa (sig < 5% th các biến quan sát có quan hệ với nhau.
Kiểm định KMO:
Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số d ng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến Xi và Xj với hệ số tương quan riêng phần của chúng, kiểm tra tính thích hợp của phân tích khám phá.
Để sử dụng EFA, thì KMO phải có giá trị từ 0.50 tới 1 (Kaiser, 1974) + KMO >= 0.90: Rất tốt
+ 0.80 <= KMO < 0.90: Tốt + 0.70 <= KMO <0. 80: Được + 0.60 <= KMO <0. 70: Tạm được + 0.50 <= KMO <0. 60: Xấu
2.3.2.3. Phân tích hồi quy
Sau khi tiến hành kiểm định phân tích EFA, bước tiếp theo chính là tạo biến đại diện cho mỗi nhóm nhân tố và tiến hành phân tích tương quan (correlation , hồi qui (regression). Kiểm định hệ số tương quan thông qua ma trận tương quan với hệ số “Pearson correlation coefficient” (ký hiệu “r” . Giá trị r nằm trong khoảng từ –1 đến 1, và dấu của r thể hiện chiều tương quan là đồng biến hay nghịch biến. Hệ số tượng quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc càng lớn thì thể hiện mối quan hệ giữa các biến và phân tích hồi quy có thể phù hợp.
Phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Hệ số R2 (R square d ng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai sẽ cho biết biến phụ thuộc có mối liên hệ với toàn bộ biến độc lập hay không (Sig. < 0.05, mô hình xây dựng phù hợp và ngược lại . Đồng thời, hiện tượng đa cộng tuyến được phát hiện khi chỉ số VIF có giá trị lớn hơn 10, nhưng đối với thang đo Likert th yêu cầu cho chỉ số VIF nhỏ hơn 2 th mới không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chương 2 tr nh bày phương pháp nghiên cứu của đề tài thông qua hai quá trình gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ tạo nền tảng vững cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kế thang đo và bảng hỏi. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua việc phân tích dữ liệu từ kết quả khảo sát từ đó kiểm định các lý thuyết nghiên cứu đề xuất của đề tài.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này được thiết lập để trình bày kết quả phân tích dữ liệu từ nghiên cứu định lượng. Việc xử lý dữ liệu được nhóm tác giả thực hiện qua phần mềm SPSS 22. Trong phần nghiên cứu định lượng, nhóm tiến hành phân tích kết quả dựa trên dữ liệu đã khảo sát. Đầu tiên, mẫu nghiên cứu sẽ được mô tả về các khía cạnh như số lượng và các đ c tính của mẫu theo các điều kiện đã được đ t ra. Sau khi tiến hành mô tả mẫu nghiên cứu, nhóm trình bày tổng quát các số liệu thống kê về hành vi học tiếng Anh của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các yếu tố tác động đến hành vi này (hay còn được gọi là nghiên cứu về thực trạng). Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha và kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA được trình bày sau đó. Nhóm tiếp tục tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố đến hành vi học tiếng Anh của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua các phép kiểm định thích hợp và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính tối ưu nhất với mục đích lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi học tiếng Anh của sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau cùng, nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của các biến quan sát đến mức độ tác động của các biến độc lập lên hành vi học tiếng Anh của sinh viên trên đại bàn thành phố Hồ Chí Minh.