CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU HÀNH VI

Một phần của tài liệu Nhóm 5 NGHIÊN cứu các NHÂN tố tác ĐỘNG đến HÀNH VI học TIẾNG ANH của SV TP HCM (Trang 28)

6. Kết cấu nghiên cứu

1.2. CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU HÀNH VI

1.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)

Thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen & Fishbein, 1975)[6] được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội (Eagly & Chaiken, 1993;

Olson & Zanna, 1993; Sheppard, Hartwick, & Warshaw, 1988). Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó và đã được sử dụng trong nghiên cứu về hành vi học tiếng Anh của học sinh Hàn Quốc (Kyung Ja Kim và Tae-Il Pae, 2018)[14]

Hình 1.1: Mô hình TRA

(Nguồn: Ajzen & Fishbein, 1975)

1.2.2. Lý thuyết thái độ và động lực (AMTB)

Thuyết thái độ và động lực AMTB (Gardner, 1985)[10] được đánh giá là học thuyết thành công nhất và có ảnh hưởng lớn nhất đối với việc dạy và học ngoại ngữ hiện nay. Mô h nh được áp dụng trong việc nghiên cứu động cơ học ngoại ngữ của sinh viên tại Ai Cập (Richard Schimt, Deena Borea và Omneya Kassabgy, 1996)[19]

Niềm tin đối với những thuộc tính sản

phẩm

Đo lường niềm tin đới với những thuộc tính

của sản phẩm

Niềm tin về những người ảnh hưởng sẽ

nghĩ rằng nên hay không nên mua sản

phẩm Sự thúc đẩy làm theo ý muốn của những người ảnh hưởng Thái độ Chuẩn chủ quan Xu hướng hành vi Hành vi thực sự

Thái độ đối với việc học Sự gắn bó Động cơ học tập Sự định hướng mang tính phương tiện Nỗi lo khi học ngoại ngữ Hành vi học ngoại ngữ Hình 1.2. Mô hình AMTB (Nguồn Gardner, 1985)

1.2.3. Mô hình của Dörnyei

Theo Dörnyei[9], có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi học ngoại ngữ của một người. Theo đó, các yếu tố bao gồm:

Hình 1.3: Mô hình của Dörnyei

(Ng uồn: Dörnyei, 2005) Phạm vi của ngôn ngữ Năng lực người học T nh huống học ngoại ngữ Hành vi học

1.3. Mô hình nghiên cứu

1.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nhóm tác giả đã tổng hợp điểm chung nổi bật của các nghiên cứu đi trước và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và điều kiện nghiên cứu của đề tài. Nhóm đã chọn mô hình nghiên cứu gồm 05 yếu tố tác động đến hành vi học tiếng Anh của sinh viên bậc đại học tại TP.HCM. Cụ thể là:

Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.3.2. Các giả thiết nghiên cứu đề xuất

1.3.2.1. Nhân tố “Năng lực cá nhân”

Theo Albert Bandura (1986)[7], năng lực cá nhân d ng để chỉ sự đánh giá của một cá nhân về khả năng thực hiện các khóa học, các hoạt động khác nhau, kỹ năng của bản thân.

Giả thiết H1: Nhân tố “Năng lực cá nhân” có tác động tích cực đến Hành vi học tiếng Anh của sinh viên TP. HCM.

1.3.2.2. Nhân tố “Động lực”

Theo D. W. Johnson (1979)[8], động lực là xu hướng dùng hết công sức để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Giả thiết H2: Nhân tố “Động lực” có tác động tích cực đến Hành vi học tiếng Anh của sinh viên TP. HCM.

1.3.2.3. Nhân tố “Nỗi lo về tiếng Anh”

Theo C. Spielberger (1983)[26], nỗi lo được định nghĩa là “cảm giác chủ quan của sự căng thẳng, e ngại, căng thẳng và lo lắng liên quan đến sự kích thích của hệ thống thần kinh của con người”. Như vậy, nỗi lo về tiếng Anh là sự căng thẳng, e ngại, lo lắng về tiếng Anh

Giả thiết H3: Nhân tố “Nỗi lo về tiếng Anh” có tác động tích cực đến Hành vi học tiếng Anh của sinh viên TP. HCM.

1.3.2.4. Nhân tố “Thái độ học tập”

Theo Gardner (1985)[10], thái độ là phản ứng đánh giá của con người đến một sự vật, hiện tượng, được suy luận dựa trên niềm tin ho c ý kiến của cá nhân về sự vật, hiện tượng đó. Như vậy, thái độ học tập là phản ứng đánh giá của con người về việc học dựa trên ý kiến cá nhân.

Giả thiết H4: Nhân tố “Thái độ học tập” có tác động tích cực đến Hành vi học tiếng Anh của sinh viên TP. HCM.

1.3.2.5. Nhân tố “Môi trường”

Theo Lynn Curry (1983)[16], môi trường học tập d ng để chỉ các khu vực, các nơi học khác nhau mà người học cảm thấy hứng thú trong quá trình học tập ho c tiếp nhận kiến thức.

Giả thiết H5: Nhân tố “Môi trường” có tác động tích cực đến Hành vi học tiếng Anh của sinh viên TP. HCM.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chương 1 đã khái quát về cơ sở lý thuyết về hành vi học tiếng Anh và sự phát triển, thực trạng học tiếng Anh ở Việt Nam. Đồng thời chương 1 đã đưa ra các lý thuyết và mô hình nghiên cứu hành vi gồm mô h nh hành động hợp lý (TRA , mô h nh thái độ và động lực học tập (AMTB), mô hình học tập của Dörnyei. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm 05 nhân tố tác động đến hành vi học tiếng Anh là động lực, năng lực cá nhân, nỗi lo về tiếng Anh, thái độ học tập và môi trường học tập.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức thông qua phương pháp định lượng.

2.1. Quy trình nghiên cứu.

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu xác định đâu là vấn đề cần được nghiên cứu, tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu trước đó của những đề tài có liên quan, xác định ý nghĩa thực tế của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời.

Bước 2: Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tìm kiếm

và tổng hợp các bài nghiên cứu trước đó của những đề tài liên quan để làm tư liệu giúp nhóm hoàn thành đề tài nghiên cứu và kiểm định những giả thuyết ban đầu.

Bước 3: Thiết kế nghiên cứu. Nhóm sẽ lên kế hoạch cho việc nghiên cứu, bao gồm đề xuất mô hình nghiên cứu và thiết lập các giả thuyết nghiên cứu, những phương pháp nghiên cứu nào, dữ liệu nào cần được thu thập, thu thập như thế nào… Trước hết, nhóm sẽ soạn thảo bảng câu hỏi dựa trên các nghiên cứu trước đó và chỉnh sửa để hoàn thiện bảng hỏi, sau đó sẽ chuyển bảng hỏi sang dạng Google Form để tiến hành khảo sát online.

Bước 4: Thu thập dữ liệu bằng cách tiến hành cuộc khảo sát sinh viên các trường đại học trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh. Các bảng khảo sát được làm

online thông qua công cụ Google Form và sau đó được gửi cho sinh viên các trường đại học trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh. Cuối c ng, nhóm thu được 170 câu trả lời hợp lệ để làm dữ liệu cho nghiên cứu.

Bước 5: Phân tích dữ liệu. Sau khi đã có số liệu, nhóm tác giả bắt đầu nhập vào

phần mềm SPSS và chạy thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích độ tin cậy, phân tích tương quan, xoay nhân tố, hồi quy, kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu và xác định mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình thông qua việc phân tích hồi quy đa biến.

Bước 6: Tổng hợp kết quả và kết luận. Cuối cùng, kết quả từ mô hình hồi quy được sử dụng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, từ đó kết luận và đưa ra kiến nghị của nhóm về vấn đề nghiên cứu.

Bước 7: Báo cáo kết quả. Nhóm lập báo cáo kết quả nghiên cứu gửi về cho thầy

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu sơ bộ

2.2.1. Nghiên cứu định tính

2.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng để phân tích và tổng hợp trên cơ sở nghiên cứu tài liệu lý thuyết và các nghiên cứu trước, h nh thành nên thang đo sơ bộ. Sau đó, phương pháp phỏng vấn sơ bộ cũng được sử dụng để đánh giá xem thang đo được kế

Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất mô hình nghiên cứu và các thang đo,

thu thập dữ liệu Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính

Xử lý số liệu

Kiểm định các giả thuyết

Kết quả nghiên cứu

thừa từ các nghiên cứu, lý thuyết trước đây có thực sự phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện tại hay không. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều này bằng cách chọn 10 người để trả lời thang đo sơ bộ. Những người được chọn đều là những sinh viên tại các trường Đại học trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh đã từng học Tiếng Anh, để kiểm tra xem những nhân tố mà nhóm đưa ra ban đầu có ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu hay không, sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp rồi tiến hành lần khảo sát tiếp theo.

2.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính:

Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 10 sinh viên ở địa bàn TP.HCM, nhóm đã kiểm tra và đánh giá lại mô hình nghiên cứu. Từ các câu trả lời của phỏng vấn trực tiếp, nhóm vẫn giữ nguyên mô hình nghiên cứu ban đầu, có bổ sung và sửa đổi về m t nội dung, hình thức và từ ngữ của bảng hỏi cho phù hợp nhất.

2.2.2. Thiết kế bảng khảo sát sơ bộ: 2.2.2.1. Xây dựng thang đo: 2.2.2.1. Xây dựng thang đo:

2.2.2.1.1. Nguyên tắc xây dựng thang đo:

Có ba cách thức để có thang đo: sử dụng các thang đo sẵn có; sử dụng thang đo đã có nhưng điều chỉnh cho ph hợp với bối cảnh nghiên cứu; xây dựng thang đo mới. Trong nghiên cứu này, nhóm đã dịch những thang đo sẵn có sang tiếng Việt, đồng thời điều chỉnh cho ph hợp với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại thông qua các nghiên cứu sơ bộ.

Cấp độ thang đo: Nghiên cứu sử dụng mô h nh hồi quy để phân tích tác động của các nhân tố, v vậy các biến trong mô h nh phải là biến định lượng. Các biến quan sát được khảo sát theo thang đo Likert với 5 mức độ, được quy ước mức độ thang đo theo điểm số như sau: 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung lập (Bình thường , 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý.

Thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế xã hội vì các vấn đề trong kinh tế xã hội đều khá phức tạp, cần được khai thác từ nhiều khía cạnh.

2.2.2.2. Thiết kế bảng khảo sát sơ bộ:

Bảng khảo sát sơ bộ bao gồm 27 câu hỏi, (20 câu hỏi định lượng và 07 câu hỏi thông tin cá nhân của người được khảo sát). 20 câu hỏi định lượng bao gồm 05 thành phần như sau: Thái độ (03 biến quan sát , Động lực (05 biến quan sát , Năng lực (05 biến quan sát), Nỗi lo (03 biến quan sát , Môi trường (03 biến quan sát) và biến phụ thuộc Hành vi học Tiếng Anh của sinh viên bậc Đại học (01 câu hỏi).

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là dạng thang đo khoảng Likert (Likert, 1932) với mức bậc thang điểm là 5 từ (1 là “Hoàn toàn không đồng ý” cho đến (5 là “Hoàn toàn đồng ý”. Đây là dạng thang đo cho phép mọi người tự báo cáo mức độ mà họ đồng ý hay không đồng ý với một phát biểu đưa ra thông qua việc chọn câu trả lời thể hiện thái độ của họ rõ nhất.

Bảng 2.1. Bảng phát biểu thang đo

Nhân tố Nguồn tham khảo Biến quan sát Mã biến

Thái độ đối với việc học

Tiếng Anh

Mohamad Z. A. Jafre và cộng sự (2012 , Richard Schimt, Deena Borea và Omneya Kassabgy (1996),

Học Tiếng Anh đối với bạn

là rất quan trọng. THAIDO1

Tôi cảm thấy việc học tiếng

Anh là cần thiết đối với tôi. THAIDO2 Tôi cảm thấy tăng thêm sự

tự tin khi học tiếng Anh. THAIDO3

Động lực học Tiếng

Anh

Richard Schimt, Deena Borea và Omneya Kassabgy (1996), Katalin Piniel và Kata Csizér (2013)

Học tiếng Anh rất quan trọng v tiếng Anh sẽ giúp tôi có thêm nhiều kiến thức và học tốt các môn học khác.

DONGLUC1

Tôi học Tiếng Anh để đạt được yêu cầu tốt nghiệp mà Trường đề ra.

DONGLUC2 Tôi học Tiếng Anh để có

thể t m được công việc tốt sau khi tốt nghiệp.

DONGLUC3 Tôi học Tiếng Anh để có sự

tự tin khi giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ.

DONGLUC4 Tôi học Tiếng Anh để thể

hiện sự đẳng cấp của m nh. DONGLUC5

Katalin Piniel và Kata Csizér (2013)

Kỹ năng Nghe Tiếng Anh

của bạn. NANGLUC1

Kỹ năng Nói Tiếng Anh

Năng lực cá nhân

Kỹ năng Đọc hiểu Tiếng

Anh của bạn. NANGLUC3

Kỹ năng Viết Tiếng Anh

của bạn. NANGLUC4

Nh n chung, bạn đánh giá như thế nào về sự thành thạo Tiếng Anh của bạn?

NANGLUC5

Nỗi lo về Tiếng Anh

Katalin Piniel và Kata Csizér (2013), Richard Schimt, Deena Borea và Omneya Kassabgy (1996),

Tôi không có hứng thú thực

sự khi học Tiếng Anh. NOILO1 Tôi thường g p khó khăn

trong việc tập trung khi học Tiếng Anh.

NOILO2 Tôi có thể học tiếng Anh

tốt, nhưng tôi không thể tự tin sử dụng Tiếng Anh thực tế. NOILO3 Môi trường học Tiếng Anh Laura Rossi-Le (1989)

Học tiếng Anh với giáo viên bản xứ mang lại hiệu quả tốt hơn so với giáo viên Việt Nam.

MOITRUONG1

Học Tiếng Anh trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho tôi.

MOITRUONG2 Tôi có thể tự học Tiếng

Anh thông qua các hình thức như Internet, TV, Video, Sách báo...

MOITRUONG3

2.2.3. Khảo sát thử nghiệm:

Nhóm thực hiện khảo sát thử nghiệm bằng cách phỏng vấn qua trực tiếp 9 người trước khi khảo sát chính thức bằng form online. Quá trình khảo sát thử nghiệm giúp nhóm bước đầu xác định được những nhân tố được đưa ra ban đầu có ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu hay không, từ đó tiến hành chỉnh sửa cho phù hợp. Sau quá trình phỏng

vấn thử nghiệm này, nhóm nhận thấy những nhân tố m nh đưa ra là ph hợp và có ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu chính thức:

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách khảo sát online thông qua công cụ Google Form và sau đó được gửi cho sinh viên tại các trường Đại học trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, câu trả lời sau đó được tổng hợp và đưa vào phần mềm SPSS để xử lý. Mục đích của nghiên cứu định lượng là kiểm định mô hình và giả thuyết đã đ t ra, song song đó đo lường những yếu tố ảnh hưởng việc học Tiếng Anh của sinh viên các trường Đại học trên phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp mà nhóm đã sử dụng để xử lý số liệu là bằng phần mềm SPSS và chạy thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích độ tin cậy, phân tích tương quan, xoay nhân tố, hồi quy, kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu và xác định mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình thông qua việc phân tích hồi quy đa biến.

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và kích thước mẫu: 2.3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: 2.3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:

Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (probability sampling methods . Phương pháp này giúp cho nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu dựa vào sự thuận lợi và tính dễ tiếp cận của đối tượng khảo sát, đồng thời là tính tiết kiệm thời gian và chi phí.

Đối tượng thu thập dữ liệu là sinh viên đang học tập tại các trường Đại học trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng khảo sát sẽ được gửi trực tuyến thông qua mạng xã hội của các thành viên trong nhóm nghiên cứu. Câu trả lời sẽ được cập nhật và thông kê thường xuyên cho đến khi đạt số lượng mẫu cần thiết.

2.3.1.2. Kích thước mẫu:

Để chọn kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp, theo các nhà nghiên cứu Hair và các cộng sự (1998 , đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) cỡ mẫu tối thiểu N ≥ 5*x (x: tổng số biến quan sát).

Đối với tác giả Tabachnick và Fidell (1996)[22] để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N ≥ 8m+50 (trong đó N là cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình).

Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu sẽ chọn kích thước mẫu đủ lớn để thỏa mãn cả hai điều kiện theo đề nghị của phương pháp nghiên cứu nhân tố EFA và phương

Một phần của tài liệu Nhóm 5 NGHIÊN cứu các NHÂN tố tác ĐỘNG đến HÀNH VI học TIẾNG ANH của SV TP HCM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)