Bảng 3.16: Đảm bảo thuốc ở các hình thức đấu thầu và tổ chức mua thuốc
Cung ứng Hình thức 1 Hình thức 2 Hình thức 3 Cộng thuốc cho SL TL SL TL SL TL S L TL CSKCB (%) (%) (%) (%) Trực Đầy đủ 18 51,4 3 33,3 10 76,9 31 54,4 tiếp Không 17 48,6 6 66,7 3 23,1 26 45,6 đầy đủ Tập Đầy đủ 3 60,0 1 100,0 - - 4 66,7 trung Không 2 40,0 0 0,0 - - 2 33,3 đầy đủ
Hình 3.11. So sánh nguyên nhân cung ứng không đầy đủ
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Tình trạng thiếu thuốc xảy ra ở cả hình thức tổ chức cung ứng trực tiếp
và cung ứng tập trung, trong đó có đến 26/58 tỉnh tổ chức thực hiện cung ứng trực tiếp thuốc từ đơn vị trúng thầu tới cơ sở khám, chữa bệnh và 2/5 tỉnh thực hiện hình thức cung ứng tập trung không đảm bảo đủ thuốc qua đấu thầu.
- Tình trạng cung ứng thuốc không đầy đủ xuất hiện ở cả 3 hình thức đấu thầu và chủ yếu tại các tỉnh thực hiện cung ứng thuốc trực tiếp (26 tỉnh).
Kết quả phỏng vấn cho thấy lý do chủ yếu là do:
“Khi giá thuốc có biến động các nhà thầu không cung cấp thuốc. Để giảm chi phí, nhà thầu chờ dự trù của nhiều bệnh viện để giao hàng cho đủ chuyến xe. Nhà thầu nhờ xe đò, xe tải để vận chuyển hàng và giao hàng (không phải xe chuyên dụng, không có người có chuyên môn về dược theo vận chuyển thuốc), do đó một số loại thuốc không được bảo quản đúng điều kiện bảo quản trong thời gian vận chuyển, thuốc không được giao nhận đầy đủ theo quy định”
Lãnh đạo BHXH một tỉnh miền Đông Nam bộ
“Giá thuốc phê duyệt trúng thầu đầu năm thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung giá thị trường, trong khi đó theo hợp đồng quy định giá ổn định trong vòng 6-12 tháng, nên khi giá cả có biến động tăng, một số doanh nghiệp kinh doanh thuốc đã trì hoãn cung ứng thuốc hoặc cung ứng nhỏ giọt một số mặt hàng thuốc vì sợ bị lỗ”
Lãnh đạo Sở Y tế một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng
“Khi có biến động giá cả đơn vị trúng thầu thường cung cấp cầm chừng, đối khi từ chối cung ứng một số mặt hàng đã làm ảnh hưởng không tốt đến công tác điều trị cho bệnh nhân BHYT”