Hành vi hạn chế cạnh tranh và yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mạ

Một phần của tài liệu 8.-Luận-án-Pháp-luật-cạnh-tranh-trong-hoạt-động-nhượng-quyền-thương-mại-ở-Việt-Nam (Trang 46)

hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại

Theo nghĩa rộng, hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm hai nhóm hành vi: (i) Hành vi hạn chế cạnh tranh được thiết lập giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền với các đối thủ cạnh tranh khác ngoài hệ thống và (ii) Hành vi hạn chế cạnh tranh được thiết lập từ hoặc giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền. Ở nhóm hành

vi hạn chế cạnh tranh thứ nhất, thông thường không xuất phát từ bản chất của hoạt động nhượng quyền, không hướng tới bảo vệ tính đồng bộ của hệ

thống nhượng quyền, vì vậy sẽ được điều chỉnh theo những quy định của pháp luật cạnh tranh nói chung. Ở nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thứ hai, là hành vi gây hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền hoặc làm mất khả năng lựa chọn đối tác của các bên nhận quyền, thường xuất phát từ bản chất của hoạt động nhượng quyền thì cần phải nghiên cứu một cách thấu đáo để điều chỉnh theo quy định chung của pháp luật cạnh tranh hay cần phải có những quy định riêng biệt để điều chỉnh. Trong phạm vi luận án này, tác giả tiếp cận hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại thuộc nhóm thứ hai, dưới khía cạnh là hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong một hệ thống nhượng quyền xác định, bao gồm hành vi hạn chế cạnh tranh giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền và hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên nhận quyền với nhau trong cùng hệ thống nhượng quyền.

Một phần của tài liệu 8.-Luận-án-Pháp-luật-cạnh-tranh-trong-hoạt-động-nhượng-quyền-thương-mại-ở-Việt-Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w