Đối với hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu

Một phần của tài liệu 8.-Luận-án-Pháp-luật-cạnh-tranh-trong-hoạt-động-nhượng-quyền-thương-mại-ở-Việt-Nam (Trang 141 - 143)

thiểu

Hành vi ấn định giá bán lại hoặc giá bán lại tối thiểu của bên nhượng quyền có tác động trực tiếp lên sự hình thành về giá trong hệ thống nhượng quyền. Hành vi này trong một chừng mực nhất định đã làm giảm bớt năng

lực cạnh tranh của bên nhận quyền trong mối quan hệ với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài hệ thống nhượng quyền; làm mất cơ hội được lựa chọn sản phẩm với giá hợp lý của khách hàng trong điều kiện tồn tại cạnh tranh trên thị trường. Bởi vậy, cần phải được kiểm soát một cách nghiêm ngặt.

Xuất phát từ bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại, khi điều chỉnh hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu trong hoạt động nhượng quyền, cần cân nhắc đến vấn đề ngoài việc giữ nguyên quy định hiện nay tại Khoản 2, Điều 13 và Khoản 1, Điều 14 Luật Cạnh tranh 2004 theo hướng cấm bên nhượng quyền có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị thế độc quyền thực hiện hành vi ấn định giá bán hoặc ấn định giá bán tối thiểu thì Luật Cạnh tranh cần bổ sung một số vấn đề sau đây:

Một là, bổ sung quy định theo hướng cấm các tham chiếu về giá của bên nhượng quyền khi hành vi này được thực hiện kết hợp với các biện pháp gián tiếp nhằm hướng bên nhận quyền áp dụng một mức giá thống nhất trong hệ thống, nếu giá sản phẩm không phải là yếu tố ảnh hưởng đến tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. Cụ thể, các biện pháp gián tiếp đề cập trong trường hợp này có thể được biểu hiện dưới hình thức (i) gợi ý sẽ dành cho bên nhận quyền một đặc quyền hoặc một lợi thế thương mại nào đó nếu tuân thủ mức giá mà bên nhượng quyền khuyến cáo (ví dụ: cam kết mức độ chiết khấu tối đa đối với bên nhận quyền) hoặc (ii) những đe dọa, cảnh cáo, trì hoãn, đình chỉ việc giao hàng, chấm dứt hợp đồng nếu bên nhận quyền không tuân thủ mức giá tham chiếu. Trong trường hợp này, nếu giá sản phẩm không phải là yếu tố quyết định tính đồng bộ của hệ thống (chẳng hạn trong hệ thống nhượng quyền hàng đồng giá) thì cần quy định theo hướng cấm thực hiện.

Hai là, cho phép bên nhượng quyền đưa ra giá tham chiếu nếu không kết hợp với những nỗ lực tích cực của bên nhượng quyền nhằm đạt

được sự thống nhất về giá, kể cả trong trường hợp sự tham chiếu về giá này có dẫn tới việc tự nguyện lựa chọn áp dụng một cách vô điều kiện của bên nhận quyền. Cụ thể, việc bên nhận quyền tự nguyện sử dụng mức giá tham chiếu được đưa ra bởi bên nhượng quyền phải được coi là hợp pháp nếu bên nhượng quyền không có bất kỳ một cam kết mang lại lợi ích đặc biệt nào hoặc đe dọa thực hiện một hành vi gây bất lợi cho bên nhận quyền nếu bên nhận quyền không tuân thủ khuyến cáo về giá của bên nhượng quyền.

Ba là, xem xét quy định bổ sung ngoại lệ theo hướng, cho phép bên nhượng quyền được ấn định giá bán lại hoặc giá bán lại tối thiểu đối với trường hợp giá sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng đến tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền. Nghĩa là, việc ấn định về giá bán lại trong trường hợp này là nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, kể cả khi bên nhượng quyền đạt vị thế thống lĩnh thị trường hay vị thế độc quyền.

Bốn là, cần cân nhắc đến trường hợp ấn định giá bán ở hệ thống nhượng quyền hàng đồng giá. Trong trường hợp này, giá sản phẩm lại chính là một trong những yếu tố thuộc đối tượng nhượng quyền. Ở khía cạnh này, Luật Cạnh tranh chỉ nên điều chỉnh ở mức độ can thiệp về khoảng giá giữa các sản phẩm, quy định về mức giá sản phẩm tối đa và tối thiểu cũng như tỷ lệ cách biệt về giá giữa các sản phẩm khác nhau… Cũng có thể xem xét ban hành một quy định riêng về giá trong trường hợp nhượng quyền thương mại của hệ thống hàng đồng giá.

Một phần của tài liệu 8.-Luận-án-Pháp-luật-cạnh-tranh-trong-hoạt-động-nhượng-quyền-thương-mại-ở-Việt-Nam (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w